Bạc hà với tác dụng sát khuẩn, giảm đau

Cây bạc hà từ lâu đã được biết đến với một vị thuốc dân gian vô cùng lợi ích. Với những tính năng ưu việt của vị thuốc này, bạc hà được sử dụng nhiều trong việc lấy tinh dầu và chế dầu. Vậy cây bạc hà có những đặc điểm gì và nó có tác dụng trị thương ra sao, cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Chúng ta đã biết bạc hà là loại cây thảo dược nhỏ thấp phổ biến trên thế giới, cây có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Đặc biệt, bạc hà được sử dụng rất phổ biến để chiết xuất tinh dầu làm nguyên liệu cho các sản phẩm dược liệu khác.

Một số đặc điểm của cây bạc hà

  • Về tên gọi:

Bạc hà còn có nhiều tên gọi khác như: Anh sinh, Băng hầu úy, Bạt đài, Kê tô, Đông đô, Kim tiền bạc hà, Thạch bạc hà…

Nó có tên khoa học là Mentha Arvensis Lin, thuộc họ Hoa Môi. Đây là loài cây thảo sống quanh năm và có độ bền tuổi thọ cao.

Cây bạc hà phổ biến ở khắp nơi

  • Về đặc điểm:

Bạc hà có then hình vuông, mềm, màu xanh lục hoặc tía, chiều cao từ 20 đến 50 cm. Thân có khi thẳng, có khi là thân ngầm có rễ mọc lan. Lá bạc hà màu xanh thẫm, hình trứng hoặc bầu dục, mọc trên các đốt ngay thân, mép lá hình răng cưa đều nhau. Khi thân già, mọc hoa. Hoa màu tím thẫm hoặc trắng, mọc từ kẽ lá như rau húng. Đài hoa hình chuông, có 5 răng đều nhau, tràng có ống ngắn, chia 4 phần gần ngang nhau, phía trong có 1 vòng lông, 4 nhụy bằng nhau, quả 4 hạt đều, nhỏ. Bạc hà quanh lá và thân trên mặt đất đều có lông, mang hai tác dụng rõ rệt là lông bài tiết tinh dầu và lông bảo vệ.

Hoa bạc hà

  • Về phân chủng loại:

Bạc hà có rất nhiều loại khác nhau, được sử dụng phổ biến trong điều trị có 2 loại cơ bản sau: Bạc hà nam và bạc hà cay. Bạc hà nam sống chủ yếu ở Việt Nam, tính cay dịu. Bạc hà cay được trồng ở các nước châu Âu, tính cay nồng và dùng nhiều trong đông y. Bạc hà được biết đến là một vị thuốc thảo dược quý của nước ta.

Một số điểm lưu ý về thành phần hóa học của cây bạc hà:

Cây bạc hà có dược tính khá tốt. Thành phần hóa học của cây bạc hà có thể kể đến một số chất hữu ích như: Menthone, Menthol, Camphene, Menthyl Acetate, Isomenthone, Menthenone, Pinene, Rosmarinic, acid, Piperitenone. Tinh dầu là hoạt chất có chủ yếu trong thành phần của bạc hà, có tý lệ từ 0,5 đến 3%.

Một điểm lưu ý nữa là bạc hà tím trồng ở Việt Nam chứa 1,82% hàm lượng tinh dầu, có khi đạt mức 3%. Đây là cây có hàm lượng tinh dầu khá cao. Vì vậy nó được coi như là một trong những vị thuốc chủ đạo làm nên các sản phẩm dược liệu quý hiếm.

Bạc hà có tác dụng dược học như thế nào?

Bạc hà có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Nước sắc bạc hà cô đặc có tác dụng kháng viêm và ức chế sự phát triển của virut.

Bạc hà giúp ức chế cơn đau, làm giảm đau nhanh chóng. Nhờ khả năng bốc hơi nhanh của Menthol và tinh dầu bạc hà nên có thể tạo cảm giác tê và mát tại chỗ. Vị này có tác dụng giảm đau rất tốt đối với trường hợp bị đau dây thần kinh.

Bạc hà còn có khả năng ức chế hệ tuần hoàn và hệ hô hấp rất tốt: Bôi Menthol hay tinh dầu bạc hà vào cổ họng hay mũi trẻ ít tuổi có thể dẫn đến hiện tượng ức chế dẫn đến tim ngừng đập và ngừng thở hoàn toàn. Một số trường hợp có thể dẫn đến nguy hiểm nếu bôi Menthol hoặc nhỏ mũi có chứa tinh dầu Menthol 1%. Do vậy tuyệt đối không sử dụng tinh dầu bạc hà cho trẻ sơ sinh.

Bạc hà còn có tính sát khuẩn mạnh: có thể dùng tinh dầu bạc hà bôi ngoài da trong các trường hợp ngứa đỏ do dị ứng hoặc các bệnh lý về tai mũi.

Bài thuốc từ cây bạc hà rất công hiệu

Một số bài thuốc dân gian từ cây bạc hà:

  • Bài thuốc trị phong nhiệt, lợi hầu, hóa đờm:

Bạc hà khô mang tán nhỏ, trộn với mật ong viên hoàn nhỏ. Dùng ngậm mỗi ngày một viên. Thành phần tinh dầu trong bạc hà có tác dụng hóa đờm rất tốt.

  • Bài thuốc trị lở ngứa do phong khí:

Với bệnh này, ta dùng lượng bạc hà và thuyền thoái mỗi thứ một nửa, uống 4g mỗi lần với rượu ấm.

  • Bài thuốc trị nhọt vỡ mủ, nhọt bọc, lao hạch:

Ta lấy 20 – 30 g bạc hà ngâm với 200ml rượu, phơi khô, tẩm 3 đêm, sau đó mang tán nhỏ. Mỗi lần dùng ngậm 1 viên nhỏ. Dùng đến khi bệnh giảm.

Bạc hà trị chứng sốt cao, không ra mồ hôi, sợ nóng, khó chịu:

Ta dùng 40g thạch cao sống, 20 g bạc hà mang sấy khô, tán bột, sau đó uống mỗi lần 2 đến 4 g. Sau vài ngày uống, bệnh giảm dần.

  • Trị chứng ban sởi nhanh:

Bài thuốc: lấy 4 g bạc hà, 12 g ngưu bàng tử, 4 g thuyền thoái, 4 g cam thảo đem sắc uống. Các nốt sởi sẽ nhanh chóng mọc ra và bay rất nhanh, bệnh tiến triển nhanh chóng, tránh sốt cao.

  • Bạc hà có tác dụng trị chứng đau đầu do phong nhiệt:

4 g anh sinh, 8 g cát cánh, 8 g phòng phong,  12 g cương tằm, 12 g kinh giới, 8 g cam thảo. Tất cả mang sắc uống.

Bạc hà trị chứng răng đau: 10g bạc hà lá, 10 g tổ ong, 10 g cúc hoa, 6 g bạch chỉ, 2 g hoa tiêu mang sắc uống.

  • Bài thuốc chữa đau tai từ bạc hà:

Chúng ta chỉ cần giã nát bạc hà tươi, lấy nước nhỏ vào tai đau từ 3 đến 5 giọt một lần. Làm ngày 3 lần, cơn đau sẽ thuyên giảm.

  • Ngoài ra, bạc hà còn có tác dụng làm mờ sẹo, trị mụn lâu dài:

Chúng ta đem một nắm lá bạc hà tươi đem giã nát, sau đó đắp lên vùng da bị sẹo và mụn. Tình trạng mụn, sẹo kéo dài sẽ giảm dần. Bạn cần lưu ý có thể làm như vậy nhiều lần để có tác dụng tốt.

  • Bài thuốc trị cảm mạo, nhức đầu, ho:

Chúng ta dùng lá bạc hà 6 g, hành hoa 6 g, kinh giới 6 g, phòng phong 5 g, bạch chỉ 4 g, tất cả đem hãm nước sôi 20 phút, sau đó uống dần.

Một số bài thuốc rất đơn giản nhưng đôi khi rất công hiệu đối với chúng ta. Bạn nên tìm hiểu một số bài thuốc đơn giản để áp dụng dùng trong những trường hợp cần thiết.

Tóm lại, cây bạc hà là một loại dược liệu quý khá phổ biến ở Việt Nam. Cây bạc hà trồng và chăm sóc khá đơn giản. Chúng ta hãy cùng nhân rộng mô hình trồng cây dược liệu để Việt Nam có nhiều hơn nữa nguồn nguyên liệu thảo dược, đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của nhân dân.

dotatloi

Sau mấy chục năm lăn lộn với việc sưu tầm nghiên cứu dược liệu, Đỗ Tất Lợi đã biên soạn được bộ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam xuất bản đến nay là lần thứ 11. Đây là một công trình nghiên cứu rất có giá trị ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Trên cơ sở cuốn sách này, năm 1968 Hội đồng chứng chỉ (khoa học) tối cao Liên Xô đã công nhận học vị Tiến sĩ khoa học cho dược sĩ Đỗ Tất Lợi. Năm 1983, tại Triển lãm hội chợ sách quốc tế Matxcơva, bộ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam được bình chọn là một trong bảy viên ngọc quý của triển lãm sách.

Bài viết liên quan