

Bách hợp là một vị thuốc nam được dùng nhiều trong y học cổ truyền. Củ bách hợp có rất nhiều tác dụng đặc biệt trong trị ho, mất ngủ, viêm phế quản.
Mô tả
Cây bách hợp
- Tên khác: Bách hợp hoa trắng, Cây tỏi rừng.
- Tên khoa học: Lilium brownii, F.E. Brow. Ex Mill
- Họ: Hành (Liliaceae)
- Là loại cây thảo sống lâu năm, cao 60 – 90cm. Lá mọc so le, phiến lá hình mũi mác, gân lá song song. Hoa tự mọc đầu ngọn, cánh hoa hình thìa màu trắng hay hơi hồng.
- Mùa hè nở hoa ở ngọn, hoa to dạng ống, hoặc hình loa kèn dài 14-16cm, có 6 cánh màu trắng hơi hồng, cuống dài 3-4cm. Quả nang dài 5-6cm, mở theo 3 van, trong chứa nhiều hạt dẹt.
- Cây ra hoa vào tháng 5-7, có quả vào tháng 8-10. Ở nước ta, bách hợp phân bố chủ yếu tại các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang. Bách hợp có thể trồng bằng dò như trồng hành tỏi sau 1 năm có thể thu hoạch.
Cách trồng cây bách hợp
Cây bách hợp được trồng chủ yếu vào tháng 9, 10 và đến mùa đông năm sau mới cho thu hoạch. Để trồng cây bách hợp đúng kỹ thuật phải cẩn thận từ khâu chọn và làm đất.
Đất phải có thành phần cơ giới nhẹ. Đất thích hợp nhất là đất xốp, nhiều mùn, độ ẩm vừa phải, thoát nước nhanh nhưng phải giữ ẩm tốt. Đất thịt, đất nghèo dinh dưỡng, đất pha sét hay cát pha nhiều không thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển.
Sau khi làm xong, đất phải nắm đựợc thành cục bỏ trong tay không bị vỡ ngay là được. Phải làm luống cao, mặt luống phải thật phẳng, sẻ rãnh rồi bón phân trước rồi mới trồng. Cây bách hợp sau một năm trồng là có thể thu hoạch.
bách hợp được trồng chủ yếu vào tháng 9, 10
Bộ phận dùng và thu hái
Bộ phận dùng làm thuốc của bách hợp là vảy của thân hành (còn gọi là củ). Thu hoạch vào mùa thu đông (tháng 11 đến tháng 2 năm sau) sau khi hoa nở và cây khô héo. Đào lấy dò, rửa sạch đất cát, tách rời từng tép. Đem đổ hay nhúng nước sôi cho vừa chín rồi đem phơi hay sấy khô. Có thể xông sinh sẽ bảo quản tốt hơn. Bách hợp có màu trắng ngà, vị hơi đắng. Bách hợp đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).
Thành phần dược liệu
Củ cây bách hợp
Bách hợp có chứa chất colchichein, protein, tinh chất, và một ít vitamin C.
Công dụng của cây bách hợp
- Củ bách hợp điều trị HIV, mất ngủ, viêm phế quản, ho.
- Củ bách hợp là một vị thuốc nam được dùng nhiều trong Y học cổ truyền có nhiều tác dụng tốt trọng việc cải thiện sức khỏe cũng như chữa trị một số chứng bệnh hiệu quả như kháng virus HIV, mất ngủ, viêm phế quản, điều trị ho,…
- Tác dụng điều trị thần kinh suy nhược.
- Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh HIV.
- Tác dụng bổ tim, điều trị chứng hồi hộp, tim đập mạnh.
- Tác dụng giảm ho, lao phổi, ho có đờm.
Đối tượng sử dụng:
- Người có HIV.
- Người đánh trống ngực di tim đập nhanh, hồi hộp.
- Người bị viêm phế quản.
- Người bị ho khan, ho có đờm.
- Bệnh nhân lao phổi.
Một số bài thuốc từ cây bách hợp
một số bài thuốc từ cây bách hợp
Cách dùng, liều dùng
- Bài thuốc dưỡng tâm, điều trị hồi hợp tim đập mạnh: bách hợp 30g, chi mẫu 20g, hoa hòe 10g sắc với 1 lít nước uống trong ngày.
- Điều trị mất ngủ: Bách hợp 30g, hạt sen 30g, ngải cứu tươi 40g hấp với thịt lợn ăn trong ngày.
- Dùng điều trị ho, viêm phế quản, lao phổi: Củ bách hợp 30g, ý dĩ nhân 15g, tang bạch bì 12g, thiên môn đông 10g, củ mạch môn 10g, bách bộ 8g. Các vị đem rửa sạch rồi sắc với 1 lít nước, đun sôi nhỏ lửa tới khi cạn còn 0,4 lít. Chia 3 lần uống trong ngày.
- Tác dụng chữa viêm phế quản các chứng ho của cây bách hợp:Bách hợp 30g, Mạch môn 10g, Bạch bộ 8g, Thiên môn10g, Tang bì 12g,ý dĩ 15g, nước 1 lít. Sắc còn lại 400ml, chia 3 lần uống trong ngày.
- Trị ho có đờm và máu: Khoản đông hoa, bách hợp (sấy, hấp) lượng bằng nhau. Thuốc trên nghiền nhỏ, sau đó làm thành viên tròn lớn bằng hạt nhãn. Mỗi lần 1 viên, sau bữa ăn, trước khi đi ngủ nhai nhỏ, nước gừng nuốt ngậm tan tốt nhất.
- Chữa bệnh viêm phổi thổ huyết: Bách hợp mới giã nước, hòa nước uống, cũng có thể nấu ăn.
- Trị tạng phế ủng nhiệt phiền muộn: Bách hợp mới 4 lượng, dùng mật nửa chén nhỏ, trộn với bách hợp, hấp cho mềm, thường ngậm bằng quả táo, nuốt nước.
- Trị tai điếc, tai đau: Bách hợp khô nghiền bột hòa với nước ấm, uống ngày 2 lần.
- Trị ho do phế nhiệt, họng khô miệng khát: Bách hoa tiển, bách hợp 30g, đông hoa 15g.Tất cả sắc nước uống, ngày 2 lần.
- Trị bệnh tiểu khó, nước tiểu ngắn đỏ do phế nhiệt: bách hợp 12g, mạch môn đông 12g, bạch thược 10g, cam thảo 8g, mộc thông 8g, sắc nước uống. Dùng 5 – 7 ngày.
- Trị mụn nhọt sưng đau: Bách hợp 12g, kim ngân hoa 10g, liên kiều 10g, sắc nước uống. Hoặc dùng bách hợp tươi thêm vài hạt muối đem giã nát rồi đắp vào mụn nhọt sẽ chóng khỏi.
Một số món ăn với bách hợp
Bách hợp hầm hạt sen
Cháo bách hợp: bách hợp 30g, gạo tẻ 60g, đường trắng lượng thích hợp. Cho gạo, bách hợp, nước vào xoong hầm nhừ, cho thêm đường trắng khuấy đều. Món ăn này dùng cho các trường hợp ho khan đờm dính ít, hồi hộp, đánh trống ngực, kích ứng, hốt hoảng.
Món phổi lợn hầm đảng sâm, bách hợp: phổi lợn 250g, đảng sâm 15g, bách hợp 30g. Tất cả cho vào nồi, thêm nước, hầm nhừ, bỏ bã thuốc, thêm muối mắm, gia vị là ăn. Nên ăn lúc ấm là tốt nhất.
Trường hợp viêm khí phế quản mãn, ho tái lại dai dẳng lâu ngày: bách hợp 7 củ, lòng đỏ trứng gà 1 cái. Ngâm bách hợp trong nước từ 10-12 giờ rồi rửa sạch. Cho nước sạch đun sôi, vớt bỏ váng, sau đó cho lòng đỏ trứng gà vào khuấy đều đun sôi lại, uống.
Một số lưu ý khi sử dụng cây bách hợp
- Không dùng bách hợp cho người bị tiêu chảy, cảm lạnh.
- Cây bách hợp có hình dáng rất giống với hoa loa kèn bởi vậy rất nhiều người dễ nhầm lẫn (nếu uống củ hoa loa kèn vào dễ bị môn ói). Cách phân biệt: Củ hoa loa kèn có tép to và mỏng hơn tép bách hợp.
- Tác dụng của sản phẩm có thể tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.
Như vậy chúng ta thấy cây bách hợp có nhiều tác dụng đối với con người. Nếu có nhu cầu sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ cây bách hợp bạn có thể tìm đến các cơ sở đông y uy tín. Bạn cũng có thể tự truy cập qua website https://caythuocchuabenh.vn để biết thêm thông tin chi tiết.