

Được ca ngợi về tác dụng thần thánh của cây ba kích. Tuy nhiên, để sử dụng ba kích hiệu quả và hạn chế những tác dụng phụ xảy ra, chúng ta cần chú ý một số lưu ý nhỏ. Những lưu ý đó là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem sao nhé.
Ba kích là cây gì?
Người ta thường gọi ba kích với nhiều cái tên khác như dây ruột gà, ba kích thiên (Trung Quốc), Chẩu phóng xì (Quảng Ninh), tên khoa học là Morinda officinalis stow, thuộc họ nhà Cà phê (Rubiaceae).
Là loại sống nhiều năm, cây dây leo thân quấn, rễ phình to thắt lại từng khúc, thân mảnh, lông mịn. Lá có hình bầu dục hoặc hình mác, mọc đối, phiến lá cứng, cuống ngắn, có nhiều lông tập trung ở gân, mép, khi về già lông ít đi. Lúc non có màu xanh, khi già chuyển sang màu trắng mốc và khi khô có màu nâu tím.
Củ ba kích
Ngọn ba kích màu tím, có cạnh, có lông nhưng khi về già thì lại nhẵn. Lá kèn thì nhẵn và ôm sát vào thân. Hoa nhỏ, tập trung thành tán ở đầu cành, khi mới nở có màu trắng, dần dần ngả vàng, trang hoa liền với phía dưới thành ống ngắn. Quả hình cầu, lúc chính màu đỏ, có cuống riêng rẽ.
Phân bố và thu hoạch
Ba kích mới chỉ thấy phân bố ở một số tỉnh trung du và miền nùi thấp phía Bắc, bao gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình và Hà Tây. Một vài đại phương khác cũng đã phát hiện thấy cây Ba kích nhưng không đáng kể. Cây còn phân bố ở tình Quảng Tây, Vân Nam… của Trung Quốc. .
Cây này thường hay mọc hoang ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, những vùng rừng thứ sinh, xen lẫn cây bụi hoặc bên bờ nương rẫy. Cây được phân bố chủ yếu ở độ cao 100m so với mặt nước biển, càng cao hơn càng ít đi, từ độ cao 100m rất hiếm gặp.
Mùa hoa nở bắt đầu từ tháng 5 – 6, mùa quả từ tháng 7 – 10, cây độ 3 tuổi là có thể thu hoạch rễ và củ làm dược liệu. Rễ mang phơi khô đường kính 5mm, cắt khúc dài 5cm, bên ngoài có vân, màu hồng nhạt hoặc nâu nhạt, bên trong thì có màu tím hoặc hồng.
Theo y học dân gian, rễ ba kích có nhiều tác dụng như chống viêm trên mô, tăng sức đề kháng, hạ huyết áp, bổ thận, tráng dương. Giúp cho cơ thể đỡ mệt mỏi, tăng cân, tăng cơ lực, giảm các triệu chứng đau khớp, tăng cường sức dẻo dai….
Các loại ba kích và cách phân biệt
Việt Nam có hai loại ba kích, đó là ba kích tím và ba kích trắng.
Vỏ củ ba kích tím có màu vàng sậm, phần thịt có sắc tím, trong khi ba kích trắng màu vàng nhạt, phần thịt màu trắng trong. Khi ngâm rượu, ba kích tím sẽ làm rượu chuyển sang màu tím còn ba kích trắng thì không. Đây là cách nhận biết rõ nhất của ba kích tím với ba kích trắng.
Ba kích tím
Ba kích tím có nhiều tác dụng tốt hơn và khi ngâm rượu cũng ngon hơn nên được sử dụng phổ biến hơn và có giá cao hơn ba kích trắng.
Một số tác dụng của cây ba kích trong các bài thuốc
- Trị thận hư, đau lưng
Nếu như bị mắc chứng thận hư, đau lưng bạn có thể áp dụng bài thuốc sau từ ba kích. Tác dụng của ba kích sẽ giúp bạn thấy khỏi nhanh chóng. Lấy 16g ba kích, kết hợp cùng nhiều vị thuốc khác như thục địa, long cốt, cốt toái bổ, đảng sâm, nhục thung dung, mỗi thứ 12g cùng với 6g ngũ vị tử. Đem tất cả nghiền thành bột mịn luyện với mật ong thành hoàn. Sử dụng ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 12g.
- Trị huyết áp cao
Những người mắc huyết áp cao có thể lấy ba kích, đương quy, hoàng bá, dâm dương hoắc, tri mẫu, tiên mao mỗi thứ 12g cho vào ấm đất cùng 600ml nước. Để trên bếp lửa nhỏ sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, sử dụng liên tục trong vòng 3 tháng để giúp huyết áp ổn định.
- Bổ thận, tráng dương
Từ lâu, ba kích đã được xem là phương thuốc thần kỳ dành cho các quý ông với công dụng bổ thận, tráng dương. Ngoài cách làm truyền thống là ba kích ngâm rượu uống, bạn có thể lấy 30g ba kích, 300g trai sống (đã bỏ vỏ, thái miếng nhỏ), gừng tươi, gia vị, nước đủ dùng. Cho tất cả vào nồi, hầm trên bếp trên lửa nhỏ trong vòng khoảng 3 tiếng đồng hồ, nêm gia vị cho vừa ăn rồi nhắc xuống. Có thể dùng với cơm như thức ăn bình thường.
- Trị đau nhức xương khớp, mỏi mệt ở người già
Sử dụng các loại ba kích với lượng bằng nhau, xuyên tỳ giải, thỏ ty tử, nhục thung dung, đỗ trọn. Đem tán nhuyễn, trộn với mật ong làm thành những viên hoàn nhỏ vừa uống. Mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần với nước ấm.
- Trị đau bụng, đi tiểu không tự chủ
Ba kích (bỏ lõi), 12g đỗ trọng (ngâm rượu, sao), 4g lộc nhung; 16g viễn chí; long cốt, quan quế, sơn thù du, phụ tử (chế), ngũ vị tử mỗi thứ đều 20g; tang phiêu tiêu, sơn dược, tục đoạn, thỏ ty tử, đều 40g; nhục thung dung, sinh địa đều 60g. Tất cả đem tán bột, nặn thành những viên hoàn, mỗi viên 10g. Ngày uống 2-3 viên hoàn.
Ngoài các tác dụng kể trên, ba kích còn có khá nhiều lợi ích khác như: hỗ trợ điều trị liệt dương, lưng gối mỏi đau, mặt trắng nhợt nhạt, chân tay lạnh; trị bụng ứ kết lạnh đau…
Ba kích giúp bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý hiệu quả
Trong ba kích có chất hoạt tính anthraquinon, chất này sẽ giúp cơ thể thanh nhiệt, hạ hoảm giải độc, ích thận, cường gân tốt. Được dùng để bổ thận, tráng dương, ích tinh, mạnh gân cốt, trừ phong thấp.
Đối tượng sử dụng ba kích
- Dùng cho trường hợp bị xuất tinh sớm, rối loạn cương dương.
- Muốn tăng sinh lực nam giới.
- Trường hợp muốn bổ thận tráng dương; kiện khang gân cốt.
Cách ngâm rượu ba kích
- Bước 1: Rửa sạch của ba kích và để ráo hết hẳn nước.
- Bước 2: Dùng tay rút hết lõi của củ ba kích, chúng ta chỉ dùng phần thịt để ngâm rượu.
- Bước 3: Cho một thìa muối vào bình rượu sẽ làm giảm đọc tính của lõi ba kích còn sót lại trên phần thịt.
- Bước 4: Bạn hãy cho phần thịt ba kích vừa lọc vào bình thủy tinh rồi đổ rượu lên (cứ 1kg ba kích thì ngâm với 3-4 lít rượu nếp quê chuẩn 43-45 độ). Đậy nắp kín.
- Bước 5: Cho rượu ủ khoảng 20 ngày, sau thời gian 20 ngày đó bạn hãy ngâm đũa gỗ vào bình khuấy đều rồi đậy kín lại khoảng 2 tháng. Sau 2 tháng bạn có thể đem ra sử dụng.
Rượu ba kích sau khi ngâm được 30 ngày
Tất thảy mất khoảng 3 tháng để có được một bình rượu ba kích ngon (mục đích khuấy là cho rượu ngấm đều và nhanh ra màu hơn).
Một số lưu ý khi dùng ba kích
Lưu ý: Không dùng khi rong kinh, kinh sớm. Người âm hư quá vượng, đại tiện táo bón không nên dùng. Ba kích ngâm trong rượu có tính hàn nên nếu uống nhiều, đàn ông dễ bị “Tào tháo đuổi”.
Trên đây là những thông tin cũng như công dụng, bài thuốc, cách ngâm rượu ba kích. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn những điều có ích để bạn áp dụng vào cuộc sống với loài cây ba kích này.