Bột Sắn Dây Và Những Bài Thuốc Quý

Người Việt Nam chúng ta thường sử dụng bột sắn dây như một món ăn, thức uống, có tác dụng giải khát, giải nhiệt trong người. Tuy nhiên, chắc ít ai biết được hết công dụng của sắn dây đối với sức khỏe con người còn tốt hơn gấp nhiều lần, nó được người dân xem là một vị thuốc còn quý hơn cả nhân sâm.

Sắn dây là loài cây thế nào?

Sắn dây là một loài dây leo nhiệt đới mọc nhiều nơi trên trái đất. Nó còn gọi là cát căn, phấn cát cắn, cam cát căn, củ sắn dây, bạch cát, khau cát (cách gọi của người Tày) và bẳn mắm kéo (cách gọi của người Thái).

Sắn dây là loài dây leo, sống lâu năm, có thể dài tới 10m. Rễ phát triển thành củ dài, to. Lá kép, mọc so le gồm 3 lá chét nguyên hoặc xẻ thùy. Cụm hoa hình chùm mọc so le ở kẽ lá gồm 3 lá xẻ thùy hoặc chét nguyên, có nhiều loại hoa màu xanh tím, khá thơm. Quả sắn dây có hình giáp dẹt màu vàng nhạt, trên thân có lông mềm, thắt lại giữa các hạt.

Sắn dây là một vị thuốc quý và còn là nguyên liệu trong nhà bếp được dùng phổ biến ở Việt Nam.

Sắn dây vừa là một loại thuốc quý vừa là nguyên liệu phổ biến trong nhà bếp

Củ sắn dây cũng được mài lấy bột để sử dụng, gọi là bột sắn dây.

Cách làm như sau: Củ được sơ chế sạch, đổ nước vào xay nhuyễn, lọc cho tinh bột sắn dây lắng xuống sau đó đem phần bột này phơi khô, bẻ miếng nhỏ.

Bột sắn dây có vị ngọt, tính mát, khí bình, không độc, giải nhiệt, mát huyết, giải khát, giải độc rượu, trị cảm cúm, giúp ban sởi mọc dễ, trị kiết lỵ…

Những bài thuốc hay từ bột sắn dây

  1. Cảm cúm, nóng sốt

Bột sắn dây hoà nước uống sống. Làm trà bình minh uống: đun trà bancha lọc bỏ xác, dầm nát quả mơ muối, thêm thìa canh tamari, thìa canh bột sắn dây, vài giọt nước cốt gừng, tất cả khuấy chín thành trà hơi sánh, mặc áo dài tay uống nóng không ra gió.

  1. Giải độc rượu

Củ sắn dây tươi giã vắt nước cốt uống, sắn dây khô sắc nước uống, bột sắn dây hoà nước, thêm ít muối, uống sống.

  1. Nôn khan, chảy máu cam, ỉa chảy, môi đỏ, người nóng

Quấy chín bột sắn dây thêm tamari và nước cốt gừng uống nóng.

  1. Cảm nắng, phát sốt, da nóng, đổ mồ hôi, khát nước, ngực bứt rứt, mắt đỏ, lưỡi đỏ, tiểu vàng

Củ sắn dây 12g, rau má tươi 12g, lá hương nhu 16g, lá tre 12g, cho 2 cốc nước sắc còn 1/2 cốc uống nóng 1 lần, trẻ nhỏ chia ra uống 2-3 lần. Hoặc cho bột sắn dây vào nước đã sắc, uống nóng.

  1. Sốt cao

Bột sắn dây 1kg, hoạt thạch 100g, thạch cao 100g, tinh dầu bạc hà 50g. Tán mịn vo viên, mỗi lần dùng 4-8 viên, mỗi viên 0,5g.

  1. Tả cấp tính, phân hôi thối, sốt cao, phiền não, lưỡi đỏ rêu

Sắn dây tươi 20g, hoàng liên 8g, hoàng cầm 12g, cam thảo 5g, thêm nước sắc uống thay nước trong ngày.

Bột sắn dây được sử dụng trong nhiều bài thuốc quý

  1. Chữa chứng cảm sốt phong nhiệt, đau nhức đầu, nổi mụn nhọt

Lấy sắn dây khô khoảng từ 12 – 30gr sắc nước uống hàng ngày. Hoặc lấy khoảng 10 -16gr bột sắn dây pha với nước để uống.

  1. Chữa viêm họng, bệnh viêm thanh quản cấp tính

Dùng dây sắn đem đốt, đốt chưa cháy hoàn toàn sau đó đem tán bột, lấy bột uống với nước.

  1. Vùng ngực bụng bị nóng cồn cào, cảm giác khát nước

Lấy khoảng 120g bột sắn dây, 15g gạo tẻ. Đem ngâm gạo tẻ trong nước khoảng một đêm, sau đó chắt bỏ nước, trộn đều gạo với bột sắn dây, dùng để nấu cháo ăn trong ngày.

  1. Trị mụn trứng cá, mụn nhọt

Trị mụn bằng bột sắn dây bao lâu hiệu quả? Để trị mụn trứng cá bạn có thể dùng khoảng 40g củ sắn dây, 20-30gr đậu xanh, rửa sạch 2 nguyên liệu trên và dùng để nấu nước uống hằng ngày.

  1. Điều trị chứng viêm họng

Bột sắn dây tán nhỏ, bôi vào các chỗ đau hoặc hoà với nước sạch ngậm để chữa viêm họng.

  1. Trị chứng cảm mạo, sốt, không mồ hôi

Lấy 5g ma hoàng, 8g sắn dây, 4g quế chi, 5g đại táo, sinh khương 5g, thược dược 4g, cam thảo 4g; cho vào khoảng 600ml nước, sắc cạn đến khi còn 200ml, chia ra làm 3 lần dùng uống trong ngày.

  1. Trẻ em bị chứng rôm sảy do nhiệt độc của mùa hè nắng nóng

Dùng bột sắn dây pha cùng nước sôi khuấy cho chín, để nguội sau đó cho trẻ uống giải khát hằng ngày. Tốt nhất là các mẹ chịu khó dành khoảng 10 phút nấu bột sắn dây cho bé.

  1. Chứng cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, nôn ọe

Dùng 12g bột sắn dây hòa cùng với đường để uống; hoặc dùng khoảng 20g sắn dây, 12g đậu ván, giã dập ra sau đó sắc lấy nước uống trong ngày.

  1. Giúp thanh nhiệt cơ thể

Vào những ngày hè nắng nóng, nước uống bột sắn dây đem pha với nước lọc, cho thêm chút đường và chanh có tác dụng làm mát cơ thể một cách tốt nhất.

Nước bột sắn có tác dụng thanh nhiệt cơ thể rất tốt

Ngoài ra chúng ta cũng có thể dùng một thìa bột sắn dây nấu chín, chúng ta đun trên bếp đến khi bột sắn dây chuyển sang màu trong, sau đó chúng ta ăn nóng, tránh nơi có gió, khi ăn xong chùm chăn cho toát mồ hôi ra rồi dùng khăn lau mồ hôi khi đi ngủ.

Một số lưu ý khi dùng bột sắn dây

  • Không nên kết hợp sắn dây với các thực phẩm khác một cách bừa bãi vì sẽ làm giảm đi tác dụng của bột sắn dây.
  • Không nên dùng sắn dây sống đối với trẻ em vì tính hàn của sắn dây có thể làm tổn thương cơ thể yếu ớt của trẻ. Nếu muốn cho trẻ ăn bột hay uống nước từ bộ sắn dây thì nên nhớ phải làm chín bằng mọi cách.
  • Trong thời gian mang thai phụ nữ nên tránh dùng sắn dây, điều này nhằm đảm bảo cho thai nhi được phát triển khỏe mạnh. Hoặc nếu sử dụng thì nên hỏi ý kiến bác sĩ để được theo dõi và chỉ dẫn đúng cách.
  • Bột sắn dây chất lượng tốt là loại bột hạt to, sắc cạnh, có màu trắng tinh khiết, có hương thơm tự nhiên đặc trưng của bột sắn dây, bột khô, không ẩm. Khi đưa lên miệng cắn, bột sắn dây thật có vị giòn tan, tan nhanh trong miệng và tạo cho ta cảm giác âm ấm nơi đầu lưỡi. Bột sắn dây sau khi tan trên đầu lưỡi, ta sẽ cảm nhận được sự mềm mịn và không có hạt sạn nào. Khi quấy bột chín, nếu thấy bột trong tận đáy thì đây mới là loại bột có chất lượng ngon tuyệt hảo.

Bột sắn dây là một thức ăn, thức uống không chỉ vô cùng mát mà còn có rất nhiều tác dụng, thích hợp dùng trong mùa hè, tốt cho cả trẻ em và người lớn.

dotatloi

Sau mấy chục năm lăn lộn với việc sưu tầm nghiên cứu dược liệu, Đỗ Tất Lợi đã biên soạn được bộ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam xuất bản đến nay là lần thứ 11. Đây là một công trình nghiên cứu rất có giá trị ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Trên cơ sở cuốn sách này, năm 1968 Hội đồng chứng chỉ (khoa học) tối cao Liên Xô đã công nhận học vị Tiến sĩ khoa học cho dược sĩ Đỗ Tất Lợi. Năm 1983, tại Triển lãm hội chợ sách quốc tế Matxcơva, bộ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam được bình chọn là một trong bảy viên ngọc quý của triển lãm sách.

Bài viết liên quan