Cần tây – gia vị xóa nhòa gianh giới giữa thực phẩm và thuốc

Cần tây là một loài gia vị vô cùng quen thuộc ở Việt Nam. Rau cần tây thường được sử dụng trong những món xào thơm ngậy, xuất hiện trong các đám cỗ hoặc ngay trong bữa cơm gia đình. Ngoài là một món ăn ngon lành, cần tây còn sở hữu những công hiệu của một bài thuốc có thể giải quyết được nhiều căn bệnh.

Cần tây là món ăn quen thuộc với người Việt Nam

Đặc điểm của cần tây

Cần tây là loại cây thảo, sống từ 1 đến 2 năm, thân cây mọc đứng, cao trên dưới 1m, có rãnh dọc. Lá ở gốc cần tây có cuống, xẻ hình tam giác, các lá giữa và lá ở ngọn không có cuống, chia ra như tờ giấy gập, xẻ 3 hoặc không chia thùy. Hoa cần tây xòe thành tán, thường có màu trắng hoặc xanh lục.

Cần tây có nguồn gốc từ vùng ôn đới ấm, ưa khí hậu ẩm mát, chịu lạnh tốt, không chịu được nắng nóng, nên sau khi du nhập vào Việt Nam được sử dụng chủ yếu vào mùa đông – xuân.

Trong Đông y, cần tây hay còn có tên gọi khác là là cần cạn, cần thơm có vị ngọt đắng, đi vào 2 kinh vị và can, có tác dụng bình can, tỉnh não kiện thần, nhuận phế chỉ khái, giải độc, chỉ huyết. Do đó công dụng chữa bệnh của cây cần tây rất đáng được chú ý trong Đông y từ nhiều năm trước.

Công dụng chữa bệnh của cần tây rất đáng được lưu tâm

Nghiên cứu của y học hiện đại cho chỉ rõ rằng trong cây cần tây có 90,5% là nước, 1,95% hợp chất nitơ, 0,07%  chất béo, xenluloza chiếm 1,15% và 1,13%, vitamin A, B, C, các chất khoáng như Magie, Mangan, Sắt, Iot, Đồng, Kali, Canxi và vitamin P, cholin, tyrosin, axít glutamic và khi chưng cất cho từ 2-3% tinh dầu không màu, rất lỏng, tạo ra mùi thơm đặc trưng.

  • Lợi ích đầu tiên của cần tây phải nói đến chính là nguồn chất chống sự oxy hoá flavonoid, phytonutrients polyphenol dồi dào và các enzim có lợi, ngoài ra còn có các vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin K, kali, folate và cả vitamin B6. Là thuốc chống tăng huyết áp trong y học dân gian trong hàng trăm năm qua, cần tây tiếp tục được khẳng định về tác dụng trong việc đối phó các bệnh về tim mạch. Trong các nghiên cứu dược lý gần đây, cần tây chứng tỏ cả hoạt động chống oxy hóa và chống viêm giúp cải thiện huyết áp, mức cholesterol trong cơ thể cũng như ngăn ngừa bệnh tim.
  • Ngoài ra, cần tây còn giúp cải thiện sức khỏe gan, làm sạch da, giúp da khỏe đẹp, làm mắt sáng hơn và cải thiện nhận thức nhanh nhạy của bộ não… Công dụng chữa bệnh của cần tây rất lớn, tác động đến nhiều cơ quan và bộ phận trong cơ thể con người.

Cần tây còn là một bài thuốc chữa được rất nhiều bệnh

Món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ cần tây

Cần tây đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, lại giúp làm sạch da, giúp da khỏe đẹp lên đáng kể, tránh mọc mụn, đặc biệt là mụn trứng cá, do đó ai cũng nên sử dụng loại thực phẩm này, đặc biệt là với phụ nữ . Một số món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ cần tây sau đây sẽ giúp bạn vừa có bữa ăn ngon miệng, vừa nạp vào cơ thể nhiều dưỡng chất quý giá:

  • Huyết áp cao:Lấy khoảng 100g cần tây sắc lấy nước, chia làm 3 lần, uống nước sắc trong ngày cho đến khi huyết áp ổn định hơn.
  • Bệnh nhân viêm khớp, người đau nhức xương khớp khi trời trở lạnh: Lấy lá cây cần tây tươi đem ép để lấy nước, sau đó uống nguyên nước ép tươi đó. Cần tây có tính kháng viêm mạnh do sở hữu nhiều khoáng chất kháng viêm, sẽ giúp chữa đau nhức xương khớp hiệu quả.

Cần tây đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, lại giúp làm sạch da, giúp da khỏe đẹp từ bên trong, tránh mụn trứng cá cực tốt.

  • Loãng xương, xương yếu, dễ gãyTăng cường ăn rau cần tây bằng nhiều cách như xào vào thịt đỏ, thường hợp với thịt bò, uống nước ép rau cần tây tươi… sẽ giúp bổ sung nguồn canxi cần thiết cho cơ thể của bạn. Từ đó bệnh loãng xương, xương yếu dễ gãy sẽ dần dần được đẩy lùi.
  • Bệnh tiểu đườngchuẩn bị khoảng 0.5kg cần tây, xay lấy nước, lọc bỏ bã của cây, cho thêm nước lọc để nguội khuấy đều, mỗi ngày uống 2 lần sẽ giúp giảm đường huyết rất tốt.
  • Với người bị bệnh gout: Nguyên liệu chuẩn bị gồm 500g đậu hũ, hành tây 100g, hành lá và các loại gia vị như muối, dầu hào, hạt tiêu…

Cách chế biến: Hành lá cắt rể rửa sạch rồi cắt thành từng khúc nhỏ, Đậu hũ cắt miếng nhỏ hình vuông. Cho chảo lên bếp, phi hành cho thơm rồi bỏ tỏi vào phi cho thơm vàng rồi cho rau vào xào với lửa lớn. Khi rau gần chín tới thì cho đậu trắng vào đảo và thêm nếm các loại gia vị. Món ăn này không chứa thịt động vật nên rất phù hợp với người bị gout

  • Làm sạch da, chăm sóc da khỏe mạnh: Ăn trung bình khoảng 200g cần tây một tuần sẽ giúp bạn cung cấp đầy đủ các loại vitamin cần thiết cho cơ thể và làm đẹp da từ bên trong để làn da trở nên khỏe mạnh và đầy sức sống.

Vào mùa lạnh, ăn rau cần tây cũng có tác dụng giúp cơ thể ấm lên và chịu lạnh tốt hơn. Bản thân cần tây cũng là loài ưa lạnh nên sẽ thật khó để tìm thấy trong mùa nắng nóng.

Lưu ý khi sử dụng cần tây

Một số thực phẩm không nên dùng chung với cần tây

  • Dưa chuột:dưa chuột có một loại enzyme phân giải vitamin C, vitamin có nhiều trong rau cần tây, khi kết hợp sẽ làm suy giảm dưỡng chất của rau cần tây.
  • Một số loại hải sản:Cần tây không nên sử dụng cùng một số loài hải sản như sò lông, nghêu, hàu biển. Các loại động vật biển này làm giảm vitamin B1 trong cần tây, hơn nữa đều mang tính hàn nên sẽ làm hại đến sức khỏe.
  • Thịt thỏthịt thỏ ăn cùng cần tây không mang tới dưỡng chất, thậm chí còn mang đến tình trạng rụng tóc cho người sử dụng.
  • Dấm: Dấm kết hợp với cần tây sẽ gây hại cho răng của bạn.

Những người không nên dùng cần tây

Người bị huyết áp thấp: Người bị huyết áp thấp nên hạn chế ăn loại rau này vì cần tây thường có tác dụng hạ huyết áp.

Người bị bệnh ngoài da: Cần tây có chứa arachidon – chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy nên sẽ ảnh hưởng tới những người mắc bệnh da liễu.

Phụ nữ đang trong quá trình mang thai: Đối với những phụ nữ mang thai, muốn sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ vì cần tay gây kích thích co lại tử cung.

Cần tây nhiều tác dụng nhưng cũng lắm điều phải đề phòng, nếu chúng ta chú ý nắm bắt hết những đặc tính của loài rau này, sẽ có được một món ăn và bài thuốc bổ ích, quý giá.

Bài viết liên quan