

Cây hoàn ngọc là một trong những vị thuốc được sử dụng nhiều trong đông y vì có khả năng chữa nhiều bệnh khác nhau. Vậy bạn biết gì về loại cây này?
Có lẽ rằng, chưa bao giờ có một loại thảo dược lại được đông y sử dụng nhiều tới như vậy. Hầu hết trong các vị thuốc chữa bệnh, bạn đều thấy loại cây này.
Hình ảnh cây hoàn ngọc
Vậy hoàn ngọc là gì?
Loại cây này còn được gọi với nhiều cái tên mỹ miều khác như cây con khỉ, cây nhật nguyệt hay cây xuân hóa…. Ngoài ra còn có nhiều tên khác nữa nhưng hoàn ngọc vẫn là cái tên được nhắc tới một cách thông dụng hơn.
Trong hoa học, chúng còn có tên là Pseuderanthemum (Nees) Radlk. Đây là loại cây thuộc họ Ô Rô (Acanthaceae). Chúng sống trong bụi và sống lâu năm. Chiều cao của cây dao động từ 1,5 tới 3 mét. Lá màu xanh lục với nhiều cánh lá có hình mũi mác mọc đen xen kết hợp với nhau. Chiều dài của lá từ 12 tới 15 cm.
Thành phần hóa học chính của cây hoàn ngọc
Các nghiên cứ phương Tây từ xa xưa cũng đã tìm hiểu về cây này. Và tại cuốn Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, loại cây này đã được nghiên cứu rất kỹ.
Trong sách có ghi rõ, thành phần hóa học chính của cây hoàn ngọc là chứa sterol, flavonoid, 7 chất đã được phân lập, trong đó 4 chất là hỗn hợp đồng phân Epimer của Stigmasterol và Poriferasterol, Phytol, β-sitosterol.
Không những thế, chúng còn có chứa đường khử, acid hữu cơ, carotenoid. Đặc biệt, mỗi lá tươi còn chứa tới 2,65mg/g, 0,80% polysaccharid hòa tan và các chất: Fe 38,75mg%, Ca 875,5mg%, Na 162,7mg%, Mg 837,6mg%, Al 37,5mg%, V 3,75mg %, K 587,5mg%, Mn 0,34mg%, Cu 0,43mg%, Ni 0,19mg%.
Vậy loại cây này có tác dụng gì?
Qua những phân tích trên có thể thấy, cây hoàn ngọc là loại cây có nhiều thành phần hóa học. Mỗi thành phần hóa học lại có tác dụng đan xen kết hợp để chữa bách bệnh. Với loại cây này, bạn có thể sử dụng tất cả các bộ phận. Lá cây có thể để dùng lá tươi hoặc đem phơi khô, sấy tùy ý rồi bảo quản trong túi nilon. Với phần cành hay rễ cây bạn đều có thể thực hiện tương tự.
Tất cả các bộ phận đó trên cây đều không độc, có thể uống hoặc đem đắp tươi ngoài da đều được. Tuy nhiên, nếu dùng tươi thì tác dụng nhận được sẽ tốt hơn nhé. Nếu dùng tơi bạn phải nhai chậm để nước bọt có thể kết hợp được với lá để phát huy tối đa tác dụng.
Một số tác dụng và bài thuốc trị bệnh từ cây hoàn ngọc
Với cây này khi tìm hiểu bạn sẽ thấy, hoàn ngọc là vị thuốc có trong nhiều bài thuốc chữa bệnh khác nhau. Và dưới đây là một số thông tin cơ bản về tác dụng cũng như bài thuốc bạn có thể sử dụng đề điều trị bệnh nhé.
- Chữa các bệnh về tiêu hóa
Có thể liệt kê ra một số bệnh về đường tiêu hóa mà bạn thường xuyên mắc phải như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, đầy hơi… Những vấn đề này khiến bạn không chỉ sợ hãi khi vào bồn cầu mà còn kèm theo những cảm giác vô cùng khó chịu khác nữa.
Để khắc phục tình trạng này, bạn nên sử dụng trực tiếp lá hoàn ngọc nhé. Mỗi ngày bạn nên duy trì ăn 4 lần. Mỗi lần, bạn cần lấy 7 – 9 lá hoàn ngọc. Duy trì thực hiện sau 3 ngày, bạn sẽ thấy tình trạng khó chịu trên mau chóng suy giảm, ăn uống ngon miệng hơn, sức khỏe cũng được cải thiện đáng kể.
- Cầm máu chảy máu dạ dầy, đường ruột…
Chữa chảy máu dạ dày từ cây hoàn ngọc
Với những người có tiền sử mắc bệnh đau dạ dày thì đừng bỏ qua nguy cơ bị chảy máu dạ dày, đường ruột nhé. Để phòng cũng như hỗ trợ điều trị, các lương y khuyên bạn nên sử dụng lá cây hoàn ngọc tươi.
Cụ thể sau khi hái về, bạn đem rửa sạch rồi lấy một nắm cho vào ấm sắc thuốc. Khi nước cạn còn chừng 2 bát thì dừng lại, rót ra để uống. Lưu ý bạn nên uống vào lúc đói để có thể phát huy được tốt nhất công dụng. Loại cây này có tính kháng viêm và chữa lành vết thương, cầm máu tốt nên đây được coi là một trong những phương pháp cần thiết mà bạn nên biết.
- Chữa ung thư ở giai đoạn đầu
Nếu bạn mới chỉ bị ung thư giai đoạn đầu thì vẫn hoàn toàn có tin tưởng là có thể chữa khỏi nhé. Để chữa bệnh, bạn có thể áp dụng theo nhiều phác đồ khác nhau của y học dưới sự hướng dẫn của y bác sĩ nhưng bên cạnh đó, bạn vẫn có thể kết hợp với bài thuốc điều trị bệnh từ đông y, đó là sử dụng cây hoàn ngọc.
Cách làm như sau: Bạn cần rửa sạch lá cây hoàn ngọc và chọn ra 10 lá rồi nhai kỹ. Kiên trì thực hiện cách làm này trong 5 ngày đảm bảo bạn sẽ thấy tác dụng kì diệu.
Đối với những người ung thư giai đoạn sau thì bạn có thể sử dụng tăng lên là 6 lá – 15 lá trên một lần nhé.
Các thành phần hóa học có trong lá hoàn ngọc sẽ giúp bệnh nhân giảm bớt cơn đau và có thể thúc đẩy chữa trị bệnh chung như cải thiện khả năng ăn, tiêu hóa hàng ngày.
- Chữa cảm cúm, sốt cao
Khi bắt đầu thấy cơ thể có dấu hiệu bị sốt và cảm cúm, bạn nên ăn ngay 8 lá hoàn ngọc. Thời gian ăn, bạn nên cách nhau ra khoảng 1 giờ. Sau một vài lần thực hiện bạn sẽ thấy cắt sốt và không còn cơn đau đầu hành hạ.
- Chấn thươngchảy máu
Chữa chấn thương từ lá hoàn ngọc
Khi gặp phải vấn đề này, bạn đừng quá hoang mang. Chỉ cần lấy lá hoàn ngọc đem rửa sạch rồi giã nát. Đắp phần bã lên vùng vết thương để cầm máu, chữa chấn thương mau lành.
- Điều trị trĩ nội
Nếu mới chỉ bị trĩ nội thì việc điều trị của bạn sẽ không quá khó khăn. Để thực hiện, bạn cần ăn lá hoàn ngọc 2 lần/ngày. Mỗi lần bạn cần lấy 7 lá nhé. Ăn khoảng 50 lá là bạn sẽ thấy tình trạng trĩ nội sẽ bớt đi cảm giác khó chịu và có thể hỗ trợ điều trị khá tốt.
- Hỗ trợ chữa viêm thận, viêm đường tiết niệu
Thậm chí bạn bị đái ra máu thì việc ăn lá hoàn ngọc vẫn có thể điều trị tốt. Để khắc phục bệnh viêm thận, viêm đường tiết niệu hay đái ra máu, bạn chỉ cần ăn từ 14-21 lá. Bạn có thể thực hiện theo cách khác là giã uống nước, ăn 150 lá đến 200 bệnh sẽ được thuyên giảm rõ rệt.
Trên đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ lá hoàn ngọc. Cách làm vô cùng đơn giản phải không? Hãy tham khảo kỹ để có kiến thức tốt nhất trong phòng và điều trị bệnh nhé.