Cây Hoàng Kì Và Những Bí Mật Chữa Bệnh Thần Kì

Hoàng kì được xem là “anh em sinh đôi” của nhân sâm. Đây còn được coi là vị thuốc Đông y bình dân quý giá tốt nhất mà ai cũng có thể uống hàng ngày thay cho trà.

Tên gọi

Hoàng Kì còn được gọi với nhiều tên khác nhau như Đái thảm, Đái thâm, Bách bảo, Ngải thảo, Vương tôn, Dương nhục, Miên kì, Đố phụ, Cam bản na, Thượng hữu kì, Nhị nhân đài….

Đặc điểm sinh thái

Hoàng Kì là dược liệu quý, dạng thân thảo sống lâu năm, thân mọc thẳng đứng được phân thành nhiều cành, cây cao khoảng 6-70 cm, có nhiều cành. Rễ có hình trụ, đường kính dài 1-2 cm, dài và đâm sâu, có vỏ ngoài màu nâu đỏ hay vàng nâu.

Lá kép lông chim, mọc so le nhau, gồm 15-25 lá ché hình trứng dài, lá kèm mọc rời, lá kèm phía dưới hình trứng tròn, lá kèm phía trên có hình mác.

Hoa tự dài hơn lá. Cuống hoa tự dài 4-12 cm, lá bắc hình mũi mác ngắn hơn lá dài. Đài hoa có hình chuông xẻ răng cưa ngắn. Tràng hoa có màu vàng nhạt, nhị đực 10, xếp thành 2 bó.

Quả hình bán nguyệt bẹt, dài 2,5 cm, rộng 9mm.

Tác dụng cây hoàng kì

Hoàng Kì được xem là vị thuốc có tác dụng ngang tầm với nhân sâm. Thuốc Đông y này quen thuộc, có tính ấm, vị ngọt, có tác dụng bổ khí cố biểu và rất nhiều tác dụng khác với sức khỏe.

  • Tăng cường sinh lực

Hoàng Kì được coi là vị thuốc bổ xứng tầm nhân sâm

Nếu nhân sâm có tác dụng bồi bổ nguyên khí cho toàn thể trạng, cứu mạng hồi dương, sử dụng cấp cứu hoặc bồi dưỡng sinh lực.

Trong khi đó, hoàng kì là vị thuốc bổ dưỡng cho những người yếu ớt, hay ốm đau thường xuyên, thiếu dương, liên miên, dưới mức trung bình, mạch hay tế bào đều suy nhược, thiếu sức sống.

Hoàng kì giúp bổ khí tăng dương, giải mồ hôi, lợi tiểu, tiêu sưng, giúp cơ thể tăng thêm sinh lực.

Hoàng kì giúp cơ thể tăng thêm sinh lực

Hoàng kì giúp tăng cường hệ miễn dịch, có ích trong tăng cường sức khỏe, chống lại các bệnh tật.

Hoàng kì rất giàu nguyên tố vi lượng như các axit amin, kẽm, axit folic, selen,… có thể tăng cường sự trao đổi chất cho lá lách, tăng cường khả năng miễn dịch.

  • Hoàng kì giúp điều trị chứng phổi khí hư

Hoàng kì giúp điều trị các căn bệnh liên quan đến chức năng của phổi như hơi thở ngắn, mệt mỏi, khó thở, ho nhiều, ho dài ngày nhưng không ra đờm, các bệnh về phổi…

  • Hoàng kì giúp hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường/tăng huyết áp, phù nề

Nhiều bệnh nhân cao tuổi bị cao huyết áp, đái tháo đường, có các triệu chứng như sưng húp phù nề, da dẻ tái xám hoặc chuyển vàng vọt. Những người bị căn bệnh này uống hoàng kì dài ngày các triệu chứng này sẽ thuyên giảm dần.

  • Hoàng kì làm cho xương chắc khỏe

Hoàng kì có tác dụng tốt cho xương. Hoàng kì có thể điều trị các căn bệnh như loãng xương, ngứa hay nhức mỏi, tê cứng ở phần chi dưới.

  • Hoàng kì có tác dụng cải thiện làn da

Loại dược liệu này có thể cải thiện lưu thông máu, bổ sung dinh dưỡng cho làn da, nuôi dưỡng làn da trẻ đẹp, giàu sức sống.

Cách sử dụng Hoàng kì

Chúng ta có thể tìm mua Hoàng kì ở rất nhiều các cửa hàng bán thuốc Đông y với giá cả tương đối rẻ, dễ mua.

Hoàng kì được nhiều gia đình sử dụng hàng ngày như một loại trà uống hoặc cho vào các món ăn làm tăng hương vị thơm ngon và bồi bổ cho cơ thể.

Cách làm trà từ hoàng kì: Cho 5-10 gam hoàng kì vào nước sôi tầm 10-20 phút. Sau đó có thể dùng để uống thay cho nước trắng. Có thể đun đi đun lại cho đến khi nhạt thì thôi.

Bên cạnh đó, hoàng kì cũng được sử dụng để nấu cháo, nấu thịt hoặc làm các món ăn tẩm bổ, hầm với thuốc bắc.

Ngoài ra, cũng có thể kết hợp hoàng kì với các loại thảo dược, thực phẩm khác như ngũ vị tử, táo tàu khô, cam thảo, hồng hoa, kỷ tử, quế chi… để làm tăng hiệu quả.

Một số cách làm khác:

  • Rửa sạch hoàng kì, ủ hơi mềm, lấy dao thái hoặc bào mỏng 1 – 2 ly. Sau đó, sấy nhẹ hoặc phơi khô (dùng sống).
  • Tẩm mật sao: Sau khi làm khô hoàng kì, đập nát, tước nhỏ ra, tẩm mật sao vàng (cách này thường dùng).
  • Có thể ngâm hoàng kì với mật ong 2 – 3 ngày cho thấu rồi quấn giấy bản lùi tro (nếu làm ít) hoặc sao vàng.
  • Theo Trung y: Cắt bỏ đầu, đồ lên nửa ngày, sau đó tước ra sợi nhỏ để lên mặt đá, đập nát để dùng (Lôi Công). Hoặc là đánh bẹp nát hoàng kì, tẩm mật rồi nướng (3 lần) cũng có khi tẩm muối đồ chín (Lý Thời Trân).

Những lưu ý khi sử dụng hoàng kì

  • Sử dụng liều lượng hợp lý

Các bác sĩ khuyên bệnh nhân chỉ nên dùng khoảng 2-6 g rễ cây tán thành bột để uống mỗi ngày, không nên uống nhiều quá có thể gây nên tác dụng phụ không tốt.

Liều dùng của hoàng kì với các bệnh nhân khác nhau cũng khác nhau. Tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe và căn bệnh mắc phải sử dụng hoàng kì với liều lượng không giống nhau.

  • Các tác dụng phụ khi dùng hoàng kì

Đối với đa số người lớn, hoàng kì an toàn với sức khỏe. Hoàng kì có một số tác dụng phụ như tăng hoạt động của hệ miễn dịch như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, đa xơ cứng…

Khi sử dụng hoàng kì cần thận trọng

  • Một số căn bệnh không nên sử dụng hoàng kì như sốt, viêm, nhiễm trùng. Bạn cần hỏi kĩ bác sĩ trước khi có nhu cầu sử dụng.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú không nên sử dụng hoàng kì.

Những người bị bệnh nhiễm trùng cấp tính hoặc sốt, bị bệnh nhiễm trùng không nên dùng. Khi dùng cho trẻ em cần hết sức thận trọng.

  • Hoàng kì có thể tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.

Vì vậy nó có khả năng gây ảnh hưởng đến tác dụng của các loại thuốc cortisone hay thuốc cyclosporine. Trong quá trình sử dụng hoàng kì, bạn nên tránh sử dụng các loại thuốc này và các loại thuốc kích thích hệ miễn dịch khác cùng với nhau.

Tốt nhất nên uống trà hoàng kì vào buổi sáng. Khi uống cần thận trọng, nếu thấy không thoải mái hoặc có vấn đề thì nên ngưng uống.

Uống hoàng kì mỗi ngày chỉ dùng khoảng 15g, nếu uống quá liều sẽ dẫn đến bệnh nặng hơn, cơ thể mẫn cảm, hai má ửng đỏ, kích động hoặc xuất hiện các triệu chứng khác. Khi thấy các triệu chứng đó cần ngưng sử dụng và đi đến cơ sở y tế gần nhất.

Hoàng kì là dược phẩm quý giá có nhiều công dụng với sức khỏe. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng không nên tùy tiện mà tuân theo yêu cầu của bác sĩ. Chúc các bạn có một sức khỏe dẻo dai khi sử dụng sản phẩm này.

dotatloi

Sau mấy chục năm lăn lộn với việc sưu tầm nghiên cứu dược liệu, Đỗ Tất Lợi đã biên soạn được bộ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam xuất bản đến nay là lần thứ 11. Đây là một công trình nghiên cứu rất có giá trị ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Trên cơ sở cuốn sách này, năm 1968 Hội đồng chứng chỉ (khoa học) tối cao Liên Xô đã công nhận học vị Tiến sĩ khoa học cho dược sĩ Đỗ Tất Lợi. Năm 1983, tại Triển lãm hội chợ sách quốc tế Matxcơva, bộ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam được bình chọn là một trong bảy viên ngọc quý của triển lãm sách.

Bài viết liên quan