Cây khoai tây và những công dụng chữa bệnh hiệu quả

Khoai tây, một loại thực phẩm được sử dụng thường xuyên trong đời sống hằng ngày. Các món ăn từ khoai tây rất ngon và dễ ăn, không chỉ có vậy khoai tây còn có rất nhiều công dụng trong việc chữa bệnh, làm đẹp. Bài viết sau chúng ta sẽ đi tìm hiểu công dụng chữa bệnh hiệu quả, đặc tính, thành phần dinh dưỡng của khoai tây nhé!

Đặc điểm của cây khoai tây

Khoai tây có danh pháp là Solanum tuberosum. Nó thuộc họ cà, trồng lấy củ chứa tinh bột nhiều nhất thế giới, đứng thứ tư về mặt sản lượng tươi. Khoai tây là cây lương thực quan trọng đứng thứ 4 sau lúa mỳ, lúa nước và ngô.

Khoai tây có nguồn gốc ở vùng Nam Mỹ, tại Việt Nam khoai tây được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc, Vùng Bắc Trung bộ, Tây Nguyên. Vùng có điều kiện thuận lợi và sản xuất nhiều khoai tây chủ yếu của nước ta là vùng Đồng bằng và Trung du Bắc bộ. Hiện nay, khoai tây được trồng ở nhiều vùng trên thế giới, hàm lượng kinh tế cao.

Thời gian sinh trưởng ngắn (80 ngày – 100 ngày), dễ trồng, cho năng suất cao (có thể tới 5 tấn – 30 tấn củ/ha). Khoai tây cho hàm lượng dinh dưỡng cao.

Thân cây khoai tây thuộc thân cây thảo, cao 45cm- 60 cm, cây chết sau khi ra hoa. Khi khoai tây  ra hoa, việc thụ phấn chủ yếu thực hiện bởi bởi côn trùng, ong vò vẽ mang phấn hoa từ cây này đến cây khác.

Thân cây khoai tây là cây thân thảo

Lá cây khoai tây kép mọc cách, hình lông chim lẻ. Hoa cây khoai tây màu trắng, hồng, đỏ, xanh, hoặc màu tím, nhụy hoa màu vàng mọc thành xim hai ngả. Một số giống cho ra quả màu xanh lá cây giống màu xanh trái cây cà chua anh đào, có thể chứa 300 hạt. Quả khoai tây có chứa một lượng lớn các chất độc alkaloid, solanine nên không dùng để ăn được. Củ khoai tây có loại màu trắng hoặc màu tím.

Củ, hoa, lá cây khoai tây

Thành phần dinh dưỡng và thành phần hóa học

Trong cây khoai tây có giá trị dinh dưỡng và các chất dinh dưỡng sau.

Giá trị dinh dưỡng: 100g; không có Cholesterol;  Lipid 0,1 g ; Cacbohydrat 17 g .                  Natri 6 mg  và Kali 421 mg ; Chất xơ 2,2 g ; Đường 0,8 g . Hàm lượng  Protein 2 g và Vitamin A, Vitamin C, Canxi, Sắt, Vitamin B6, Vitamin D, Vitamin B12, Magie

Tác dụng của khoai tây trong việc chữa bệnh

Dưỡng da, sáng da, đắp mặt nạ

Theo số liệu thống kê ở trên, ta có thể kết luận khoai tây là thực phẩm vàng vì nó nhiều chất dinh dưỡng. Bạn hãy sử dụng thành phần của củ khoai tây để tạo ra nguyên liệu đắp mặt nạ giúp làn da sáng, đẹp mỗi ngày. Cách thứ nhất, bạn dùng củ khoai tây sống làm sạch, ép lấy nước và dùng bông gòn tẩm dung dịch, thoa nhẹ trên mặt để chừng 5 phút rồi rửa bằng nước sạch. Bạn làm như vậy hằng ngày chắc chắn bạn sẽ có làn da mịn màng. Cách thứ hai, bạn luộc chín khoai tây, sau đó thái lát mỏng rồi đắp lên làm mặt nạ khoảng 10 phút.  Nếu bạn làm 2 lần một tuần đều đặn thì bạn sẽ có được làn da sáng đẹp.

Mặt nạ khoai tây giúp da sáng, mịn màng

Giúp đầu óc thông thoáng, giảm căng thẳng, chống trầm cảm

Bạn nào thiếu vitamin A và C, hoặc ăn nhiều thực phẩm có axit dễ rơi vào tình trạng trầm cảm,hay căng thẳng cuộc sống bận rộn, luôn có tâm trạng lo lắng, bất an. Bạn hãy ăn những món ăn được làm từ khoai tây, vì trong khoai tây có rất nhiều vitamin A và C. Khi đó, khoai tây sẽ phát huy tác dụng giúp đầu óc thông thoáng, giảm căng thẳng.

Điều trị bệnh loét dạ dày

Trong dạ dày có loại vi khuẩn lưu trú gây tình trạng loét dạ dày và ợ nóng. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trường ĐH Manchester (Anh) đã chứng minh khoai tây có chứa các phân tử kháng khuẩn, có thể tiêu diệt vi khuẩn gây ợ nóng, điều trị chứng loét dạ dày. Vì vậy, bạn nên bổ sung vào cơ thể hằng ngày những món ăn từ khoai tây.

Điều trị bệnh táo bón mạn tính

Khi bạn bị táo bón hãy rửa sạch khoai tây, giã nát gạn lấy nước uống trước bữa ăn sẽ không bị táo bón nữa..

Hỗ trợ điều trị ung thư

Khoai tây là một thực phẩm quan trọng vời người bệnh mắc phải căn bệnh ung thư ruột kết. Vì khoai tây chứa chất xơ với hàm lượng 2,2g; theo nghiên cứu chất xơ là chất chống ung thư ruột kết. Trong một củ khoai tây trung bình 148g thì có chứa khoảng 26g cacbonhydrat và chủ yếu là tinh bột tinh. Tinh bột này được coi là một hiệu ứng sinh lý chống ung thư ruột kết. Với công dụng của khoai tây như vậy, bạn nên thêm khoai tây trong thực đơn hàng ngày để chống căn bệnh trên.

Điều trị chữa chứng phù mặt

Nếu bạn bị bệnh gan mặt bạn sẽ bị phù lên, đau đớn khó chịu. Trước khi gặp bác sĩ, bạn nên lấy khoai tây tươi giã nhỏ, đựng trong miếng vải màn, đắp lên mặt trong 30 phút, sẽ thấy dễ chịu.

Tác dụng làm giảm nếp nhăn

Khoai tây còn là nguyên liệu làm giảm nếp nhăn hiệu quả, bạn hãy chuẩn bị 3 củ dâu tây và nửa củ khoai tây chín xay nhuyễn cùng một thìa sữa tươi. Bạn trộn đều hỗn hợp trên, hằng ngày đắp mặt nạ trong vòng 20 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch. Cố gắng ngày làm 1 lần, khi đó bạn sẽ có làn da sáng bóng, chống lão hóa, giảm nếp nhăn.

Điều trị mụn trứng cá

Ngoài các công dụng trên thì khoai tây còn trị được mụn trứng cá nữa. Bạn lấy nửa củ khoai tây chín, xay nhuyễn, trộn nửa cốc sữa không đường vào rồi trộn đều hỗn hợp. Lấy hỗn hợp mặt nạ trên đắp lên mặt 20 phút, ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ, làm liên tục trong vòng 1 tháng bạn sẽ hết mụn ngay.

Tác dụng giúp làm giảm sỏi thận

Sỏi thận là căn bệnh gây ra chủ yếu do mức tăng  acid uric trong máu .Trong khoai tây có hàm lượng cao các chất sắt và canxi. Đây là chất làm giảm mức tăng acid uric trong máu. Chính vì vậy, những ai bị bệnh sỏi thận  nên ăn nhiều khoai tây để điều trị nhé.

Điều trị giảm viêm

Đặc tính của khoai tây rất mềm nên dễ tiêu hóa, làm dịu đường ruột, hệ tiêu hóa. Khi bị viêm bên ngoài, bạn nên chà xát lên chỗ viêm. Đặc biệt, khoai tây rất tốt cho những người bị nở miệng, loét miệng. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên bị các chứng viêm bên ngoài hoặc bên trong thì khoai tây có thể điều trị giảm viêm.

Tốt cho người bệnh tiểu đường

Theo nghiên cứu cho rằng khoai tây không nên đưa vào thực phẩm ăn cho những người bị bệnh tiểu đường vì nó có thể làm tăng lượng đường trong máu. Nhưng với hàm lượng protein cao, khi ăn khoai tây lại rất tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường mà không ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết.

Khoai tây chữa bỏng

Khi bị bỏng, không nên rửa chỗ bị bỏng  mà hãy cắt một khoanh khoai tây đắp lên chỗ bị thương, để một lúc lâu bỏng sẽ không bị sưng, tấy.

Khoai tây giảm béo

Khoai tây là một trong những thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp nhất, chỉ chứa 0,1% chất béo. Với những người ăn kiêng để giảm cân, thường xuyên ăn khoai tây sẽ không bị tích tụ lượng mỡ trong cơ thể.

Hi vọng rằng, với các tác dụng tuyệt vời của khoai tây mà bài viết đã chia sẻ ở trên, các món ăn từ khoai tây sẽ được sử dụng hằng ngày để có một cuộc sống trẻ, đẹp, lành mạnh. Chúc các bạn có các món ăn hấp dẫn từ khoai tây nhé.

Bài viết liên quan