

Cây Kim ngân được biết đến như một loại cây cảnh để sinh tài lộc may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên ít ai biết được có một loại cây cũng tên là Kim Ngân nhưng lại có rất nhiều tác dụng chữa bệnh. Nếu bạn tò mò về loài cây này, hãy cùng tôi tìm hiểu về nó nhé!
Cây Kim Ngân là gì?
Cây Kim Ngân ( hay tên khác là nhẫn đông) có tên khoa học là Lonicera japonica Thunb, thuộc họ cơm cháy Caprifoliaceae. Đây là một loại dây leo, có thân cây vươn xa, chiều dài của nó có thể dài hơn 10m. Cây xanh tốt quanh năm, hoa đẹp và có mùi thơm thoang thoảng, khá dễ chịu.
Mô tả cây Kim Ngân
Cành kim ngân khi non có màu xanh lục, có lông xung quanh thân cành, khi già lại có màu đỏ nhạt, cành nhẵn. Lá cây mọc đôi, hoặc 3 lá một, hình trứng đầu thon nhọn, phía cuống ngắn và trong khoảng 2-3mm, có lông mịn. Hoa thường mọc vào các ngày 5-9 có hoa màu trắng, mọc ở các kẽ lá. Mỗi kẽ lá có một cuống gồm hai hoa và mọc đối xứng là bốn hoa.
Giống Kim ngân phía bắc thì có lá nhỏ hơn. Hoa có dạng hình ống xẻ ở hai bên, bên lớn xẻ thành ba hoặc bốn thùy nhỏ. Trong cùng một thời điểm, trên cây sẽ có cả hoa mới nở và hoa đã già, nên có màu trắng giống bạc và màu vàng nên cây được gọi là Kim Ngân.
Hoa Kim Ngân khi chuyển sang màu vàng
Phân bố và thu hoạch của cây Kim ngân
Phân bố
Loài cây này mọc rất nhiều tại các tỉnh vùng núi của Việt Nam, cây mọc thành các cụm như cây hoang. Cây Kim ngân mọc nhiều ở một số tỉnh như Lạng Sơn, Nghệ An, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc… Nhiều nơi đã trồng cây hoa kim ngân để lấy hoa và cành lá để làm thuốc trị bệnh.
Thu hoạch
Sau một năm dâm cành, trồng cây là chúng ta có thể thu hoạch được Kim Ngân, cây càng nhiều năm thì sản lượng hoa càng nhiều.
Khi thu hoạch cần hái hoa vào lúc hoa sắp nở hoặc hoa mới nở, hoa vẫn còn màu trắng chưa chuyển vàng. Có thể thu hoạch riêng hoa, hoặc thu hoạch kèm cả hoa, thân cành lá rồi tách riêng tùy mục đích sử dụng.
Tác dụng cây Kim Ngân
Tác dụng dược lý
- Tác dụng kháng sinh
Nghiên cứu cho thấy trong nước hoa kim ngân có tác dụng ức chế, giảm mạnh đối với tụ cầu khuẩn, vi khuẩn chương hàn, trùng ly Shiga. Đặc biệt nước sắc có tác dụng mạnh mẽ hơn các dạng tế bào khác.
Năm 1950 Trung Hoa Tấn y học báo đã nghiên cứu thành công nước sắc cô đặc của hoa kim ngân để thấy được tác dụng kháng sinh cực mạnh đối với các vi trùng ly.
- Tác dụng chống lao: trong nước sắc hoa kim ngân có chứa chất chống Mycobacterium tuberculosis. Nghiên cứu cho thấy, khi cho chuột uống nước sắc Kim ngân hoa rồi cho chích vi khuẩn lao cho thấy ít thay đổi ở phổi hơn lô đối chứng.
- Có tác dụng chống viêm, giảm các chất xuất tiết, giải nhiệt tiêu độc, và làm tăng tác dụng thực bào của bạch cầu.
- Tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh cường độ bằng 1/6 của cà phê.
- Làm hạ cholesterol trong máu.
- Tăng bài tiết dịch vị và mật.
- Tác dụng thu liễm do có chất tanin.
- Thuốc có tác dụng lợi tiểu.
- Tác dụng chuyển hóa chất béo: thanh vị tả hỏa, tán phong hóa tích, làm giảm mỡ máu. Loại này đặc biệt tốt cho những người béo phì thừa cân có kèm theo cao huyết áp và rối loạn lipid máu.
Hoa kim ngân – giúp giảm nhanh mỡ thừa
- Tác dụng trên đường huyết : Nhà nghiên cứu Mẫn Bính Kỳ đã cho thỏ uống nước sắc hoa kim ngân và kết quả là những chú thỏ có lượng đường huyết cao hơn hẳn, kéo dài 5-6h.
Bài thuốc trị bệnh với cây kim ngân
Điều trị tiêu chảy
Dùng 2-5g hoa hoặc 10-12g cành lá sắc dưới dạng thuốc sắc, thuốc cao. Uống hàng ngày giảm dần liều lượng khi đã đỡ và dừng thuốc khi đã hoàn toàn bình phục.
Điều trị thông tiểu
Cách làm: sử dụng hoa kim ngân 6g, cam thảo 3g, 200ml nước đem sắc còn 100ml. Chia ra uống làm 2 hoặc 3 lần trong ngày.
Hỗ trợ chữa trị viêm xoang
Kim ngân hoa 16g
Sinh đại, ké đầu ngựa, mỗi vị 16g
Huyền sâm, đan bì mỗi vị 12g
Mạch môn, hoàng cầm mỗi vị 12g
Trầu bi 8g
Sắc uống mỗi ngày một thang.
Điều trị sốt cảm
Cách làm: Dùng hoa Kim Ngân 40gam, kinh giới tuệ 16gam, đam đâu si 20gam, liên kều 40gam, đam trúc điệp 16 gam, bạ hà 24 gam và ngưu bang tử 24 gam. Sấy khô hỗn hợp trên tán thành bột, viên thành viên ngày uống mỗi lần 1-2 viên, hoặc mỗi lần uống 12gam bột.
Trị dị ứng, mụn nhọt, mẩn ngứa
Cách làm: Kim ngân 6g (nếu là hoa) hoặc 12g ( nếu là cành và lá), nước 100ml. Sắc cho đến khi còn 10ml, thêm đường ( chừng 4g). Cho vào ống hàn kín và có thể hấp tiệt trùng để bảo quản. Có thể dùng ngay hoặc bảo quản để dùng dần. Dùng ngay: giữ sôi 15 phút rồi để nguội khoảng 30 phút là uống được luôn.
Liều dùng: người lớn ngày từ 2 đến 4 ống, trẻ em ngày từ 1 đến 2 ống.
Tăng tuổi thọ
Có lẽ ít người biết răng, cây kim ngân còn có tác dụng tăng tuổi thọ. Cây có vị ngọt, tính hàn, không có độc tố, vị tâm và tỳ. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Nên việc uống nước hoa Kim Ngân hàng ngày sẽ giúp chúng ta có thể tăng tuổi thọ.
Ít ai biết cây kim ngân giúp chúng ta có thể tăng tuổi thọ
Chữa bệnh vảy nến
Vảy nến là một trong những căn bệnh ngoài da khá khó chữa và đòi hỏi thời gian trị bệnh lâu dài, với kim ngân hoa loại bệnh này sẽ được chữa trị nhanh hơn.
Chuẩn bị: Ngân kiều tán (chuyển thành thang) gia giảm gồm kim ngân hoa 16g, liên kiều 16g; quả ké, ngưu bàng tử, trúc diệp, hạ khô thảo mỗi thứ 8g; chi tử, bạc hà mỗi thứ 6g; bồ công anh, thổ phục linh mỗi thứ 12g. Ngày uống 3 lần cách xa bữa ăn 30 phút, uống 2 ngày 1 thang.
Cách bào chế hoa kim ngân
Hoa tươi: Mỗi ngày dùng 4-8g dưới dạng ngâm rượu hoặc hãm trà uống
Bạn cũng có thể giã nát, vắt nước, đun sôi, và dùng khi còn ấm.
Hoa khô: Mỗi ngày dùng 8-16g để pha trà, sắc với nước uống hoặc ngâm với rượu trắng mỗi lần uống khoảng một ly nhỏ sau bữa ăn. Bạn cũng có thể dùng hoa khô tán thành bột, mỗi lần uống thì lấy một muỗng nhỏ pha với một ly nước ấm uống.
Hoa tươi hoặc khô đều có thể ngâm với rượu theo tỉ lệ 1/5 để uống.
Trên đây là một số công dụng và cách sử dụng cây Kim Ngân. Hi vọng bài viết có thể giúp bạn tìm ra một bài thuốc đơn giản, dễ kiếm để phục vụ cuộc sống của bạn. Hãy nhớ đọc kỹ hướng dẫn các bài thuốc để việc phòng bệnh và chữa bệnh của các bạn có hiệu quả nhé!