

Cây lá lốt rất phổ biến và gần gũi với đời sống hàng ngày. Bên cạnh việc sử dụng làm thực phẩm, nó còn biết đến là một loại thảo dược quý, đặc biệt đối với nam giới. Để hiểu thêm về công dụng của nó, mời các bạn tham khảo bài này nhé!
Đặc điểm của cây lá lốt
Cây lá lốt là một loại cây vô cùng quen thuộc với mỗi người, mỗi gia đình. Ở nông thôn, hầu như gia đình nào cũng có 1 chòm, 1 bụi trong góc vườn, vì nó là loại cây được dùng là gia vị chế biến các món ăn hàng ngày.
Nguồn gốc và phân bố
Cây lá lốt thuộc họ nhà hồ tiêu, có tên khoa học là Piper lolot C.DC, thường sống ở những nơi ẩm ướt. Nó là một loại cây đặc thù sống ở khu vực Đông Nam Á, chúng mọc hoang, có sức lan nhanh, được người dân trồng làm thực phẩm và làm thuốc.
Ở Việt Nam, cây lá lốt được phân bố rất rộng rãi và phổ biến, từ vùng đồng bằng đến miền núi. Ở trong rừng cây mọc hoang, lan tỏa rất nhanh, ở đồng bằng mọc ở những nơi có đất ẩm. Nó còn phát triển được ở nhưng nơi có nhiều xỉ than, vôi vữa. Thường lan ở khu vực chân tường, chân núi.
Cây lá lốt
Đặc điểm thực vật
Cây lá lốt là loại thân mềm, mọc cao khoảng 10cm- 70cm. Lá có hình trứng, phía gần cuống lá có hình tim, đầu lá nhọn, soi lên trong nhìn được sang mặt bên kia. Phiến lá dài khoảng 3-5cm, mặt trên nhẵn, mặt dưới nổi gân, nhìn giống lá trầu không. Hoa màu vàng nhạt hoặc trắng, mọc cách đốt.
Hoa lá lốt
Cây lá lốt rất dễ trồng, người ta có thể trồng bằng dây, cắt đốt và vùi xuống nền đất ẩm. Lá lốt có mùi thơm rất dễ chịu, lá được dùng để nấu các món canh, ăn ghém, cuốn chả. Người ta còn lấy cả thân và rễ để làm thuốc.
Cuốn chả lá lốt
Thành phần hóa học
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, cây lá lốt có chứa alcaloides, flavonoides và tinh dầu. Lá và thân của nó có chứa các thành phần chủ yếu là beta-caryophyllen, rễ chứa tinh dầu có thành phần chính là bezylaxetat. Lá lốt có đặc tính ấm, kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau cực nhanh.
Công dụng
Trong y học, cây lá lốt có rất nhiều công dụng, trực tiếp hoặc phối hợp với các loại thảo dược khác để trị các loại bệnh như:
- Đổ mồ hôi tay, chân
- Phong thấp
- Đau đầu, đau bụng
- Nhức răng
- Viêm khớp
- Yếu sinh lí ở nam giới….
Một số bài thuốc từ cây lá lốt
- Chữa đau bụng do nhiễm lạnh:
Dùng khoảng 20g cây lá lốt tươi, rửa sạch, đem đun sôi với 300ml nước cho đến khi cạn còn 100ml. Uống hàng ngày vào bữa tối, liên tục trong 2-3 ngày sẽ có hiệu quả.
- Trị viêm khớp:
Dùng lá lốt tươi từ 15-30g (nếu khô thì dùng khoảng 5-10g), cỏ xước, vòi voi đem sắc với 2-3 bát nước đến khi cạn còn nửa bát. Uống lúc còn đang ấm sẽ có hiệu quả, uống liên tục trong khoảng 8-10 ngày. Nếu phần khớp bị sưng tấy do viêm, lấy lá lốt đem hơ nóng, chườm nhẹ vào phần sưng tấy.
- Trị chứng ra mồ hôi tay, chân:
Lấy 30g cây lá lốt tươi, rửa sạch, để ráo nước, đem đun sôi với 1 lít nước khoảng 3-5 phút, nêm thêm chút muối vào lúc sôi. Mỗi ngày trước khi đi ngủ, rửa sạch chân tay rồi cho vào ngâm ngập lúc nước còn đang ấm. Làm liên tục từ 5-7 ngày. Cũng có thể dùng 30g lá lốt, thái nhỏ, xao vàng, hạ thổ, đem sắc với 3 bát nước đến khi còn 1 bát, uống 2 lần trong ngày, làm liên tục 5 ngày sẽ có hiệu quả.
- Trị mụn nhọt:
Dùng lá lốt 15g, ít tía tô, thân chanh, lá chanh, lá ráy. Thân cây chanh bỏ vỏ ngoài, đem nghiền nhỏ, rắc vào chỗ mụn nhọt đã nặn ngòi mủ. Các nguyên liệu còn lại đem rửa sạch, giã nhỏ, đắp lên vùng da bị mụn nhọt và lấy gạc băng lại. Mỗi ngày đắp 1 lần, làm liên tục trong 3 ngày sẽ rút mủ, hết nước vàng và liền miệng vết thương.
- Chữa viêm, ngứa âm đạo và ra nhiều khí hư:
Cây lá lốt tươi khoảng 50g, nghệ tươi 40g, phèn chua 20g. Lá lốt, nghệ rửa sạch, nghệ đập dập. Cho vào nồi đổ ngập nước ước lượng khoảng 2 ngón tay. Hòa phèn chua, đem đun sôi chừng 10-15 phút. Chắt lấy 1 bát nước, dùng nước ấy để rửa âm đạo hàng ngày. Làm liên tục trong khoảng 1 tuần sẽ khỏi.
- Giải độc:
Lấy 50g lá lốt, 20g lá đậu ván trắng, 50g lá khế. Rửa sạch giã nát, cho thêm chút nước rồi cho người bị rắn cắn hoặc say nấm uống ngay trong lúc đang chờ đưa tới bệnh viện cấp cứu.
- Chữa viêm tinh hoàn:
Lấy 20g lá lốt, 12 g bạch truật, 12g lệ chi, 10g bạch linh, 10g trần bì, 20g sinh khương, 5g phòng sâm, 5g sơn thù, 5g hoàn kỳ, 5g cam thảo. Tất cả đem sắc với 500-600ml cho đến khi còn 200ml. Chia ra uống nhiều lần trong ngày, uống liên tục khoảng 3-5 thang.
- Giải cảm, chữa thương hàn:
Dùng 20 lá lốt tươi, già đem thái sợi, nửa củ hành tây hoặc hành tím, vài nhánh hành hoa, 1 tép tỏi, vài lát gừng thái mỏng, 1 nắm gạo vo sạch, hạt nêm. Cho gạo vào nấu cháo, khi cháo chín và sánh, bắc ra đập trứng gà, cho lá lốt, hành, tỏi và các gia vị đã chuẩn bị, nêm vừa ăn. Múc ra tô ăn nóng cho mồ hôi vã ra, ăn xong lau sạch mồ hôi sẽ hết cảm.
- Chữa yếu sinh lí ở nam giới:
Từ lâu dân gian đã truyền tai nhau về công dụng của cây lá lốt trong việc cải thiện sinh lí ở nam giới, đặc biệt nó được coi là thần dược đối với những người mắc bệnh yếu sinh lí. Có người đã ví lá lốt chính là viagra giá rẻ mà lại an toàn, giúp tăng cường khả năng sinh lí cho các quý ông.
Cách dùng: Hành khô từ 3-5 củ, thái lát, ngâm với chút nước mắm, cũng có thể đem pha với chanh, đường sao cho có vị chua ngọt hài hòa. Lá lốt rửa sạch, để ráo nước. Chờ cho hành ngấm gia vị khoảng 10 phút, ăn kèm với lá lốt trong bữa ăn hoặc làm món khai vị.
Cách này dùng hàng ngày sẽ phòng tránh được các bệnh cảm cúm, giúp cho đàn ông tráng dương bổ thận. Đặc biệt đối với người yếu sinh lí, lá lốt giúp cải thiện chuyện yêu rõ rệt. Có thể ăn ghém, quấn lá lốt tươi với trạch rán, chấm tương bần cũng rất hiệu quả các bạn nhé!
Các bạn thấy đấy, có những loại cây rất gần gũi hàng ngày với chúng ta, biết được công dụng của nó, mọi người hãy tận dụng, đỡ phải tốn tiền mua thuốc. Đối với cây lá lốt cũng vậy, vừa là thực phẩm ăn hàng ngày, vừa là loại dược phẩm quý giá phải không các bạn.