

Thời gian gần đây, mọi người đua nhau đi tim một vị cậy thuốc quý là mật nhân. Vậy thực chất chúng có công dụng gì và cách làm các vị thuốc này như thế nào?
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những cái nhìn tổng quát nhất về loại này và biết cách sử dụng sao cho việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất.
Đặc điểm cây mật nhân là gì?
Hình ảnh cây mật nhân
Loại cây này có rất nhiều tên gọi khác nhau nhưng một số cái tên được nhắc tới nhiều nhất như cây bá bệnh, cây bách bệnh, mật nhơn hay cây hậu phác nam. Mật nhân trong tên khoa học còn được gọi là Eurycoma longifolia Jack
Đây là loại cây mọc hoang dại trong những cánh rừng thưa, phổ biến tại vùng Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Tại nước ta, mân nhân mọc chủ yếu ở các tỉnh miền Trung, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Đặc điểm hình dạng của cây khác dễ để phát hiện. Cây cao chứng 15 m và thường mọc dưới các tán lá những cây cổ thụ. Trên các bộ phân của cây quan sát kỹ sẽ thấy có lớp lông mỏng.
Lá cây mọc dạng kép và không cuống, có từ 13 tới 42 lá nhỏ sánh đôi, đối xứng với nhau. Mặt phía trên của lá có màu xanh còn phía dưới là màu trắng. Có thể nói đây là giống cây đơn tính khác gốc nên mỗi cây chỉ trổ hoa cái hoặc hoa đực, chứng không ra liền 2 loại hoa ở đây.
Hoa của loại cây này mọc thành chùm kép hoặc tán mọc ở ngọn. Mỗi hoa chỉ có 5 tới 6 cánh rất nhỏ và trổ hoa chủ yếu vào tháng 5,6.
Quả của mật nhân có màu xanh và khi chín chuyển sang đỏ sẫm hay vàng nhạt. Hình dạng quả hơi dẹt và có rãnh ở giữa dài từ 1 tới 2 cm và đô ngang dao động 0,5 tới 1 cm, chứa 1 hạt trên mặt hạt có lông ngắn.
Thành phần hóa học chính của loại cây này là chứa vị đắng có tên gọi quaslin. Để chiết dược quaslin, bạn có thể làm bằng cách sắc vỏ thuốc nhiều lần rồi cô cho đặc lại. Hay trong các nhà nghiên cứu còn chỉ ra có thể dùng talin để kết quả quasin, từ đó gạn chắt lấy cặn, sau đó sử dụng chì cacbonat để loại talin. Với thành phần quaslin này khi thu được, các nhà khoa học chỉ ra chúng còn được chia thành 2 nhóm là metoxyl và một OH tự do. Đây là hai thành phần hóa học tốt để hỗ trợ điều trị bệnh.
Ngoài ra, hạt của quả mật nhân còn chứa nhiều dầu béo, màu vàng nhạt cùng hai chất đắng là urycomalacton (chiếm tỉ lệ cao nhất) và 2,6 dimetoxybenzoquinon (sắc tố màu vàng cũng góp phần hỗ trị khắc phục các vấn đề cơ thể đang gặp phải.
Cây mật nhân chữa bệnh gì?
Thân cây mật nhân
Theo Đông y, mật nhân có tính mát, vị đắng, quy kinh can và thận. Tác dụng chính của chúng là:
- Bổ dưỡng cho người bị khí huyết hư.
- Đau nhức xương.
- Tê bì chân tay.
- Rối loạn hệ tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, đầy hơi…).
- Phòng ngừa tứ thời cảm mạo.
- Chữa chứng thống kinh (hay còn gọi là đau bụng trong thời kì hành kinh).
- Chứng áp nghịch ở ngực do khí ứ không thông được.
- Rễ và lá cây còn được dùng để tắm cho trẻ em rất tốt.
- Đặc biệt, mật nhân được nghiên cứu là rất tốt cho chức năng sinh lý của cánh mày râu. Cụ thể, chúng góp phần tăng hoocmon giới tính ở phái mạnh tự nhiên và gia tăng sự hưng hấn, cải thiện khả năng sinh lý, giúp duy trì cương dương và giảm đi stress của cơ thể.
- Ngăn ngừa khối u và chống lão hóa.
Để điều trị các bệnh trên, bạn có thể sử dụng toàn bộ rễ, thân, lá của cây mật nhân. Ngoài những tác dụng trên, rất nhiều đông y còn sử dụng cây mật nhân để làm thuốc tẩy giun, điều trị kết lỵ, ngộc độc hay sốt rét khá hiệu quả. Những người đang say rượu cũng có thể sử dụng vị thuốc này để hỗ trợ điều trị. Hay bị ghẻ lở thì đây là một trong những vị cứu tính giúp bạn khắc phục mau lẹ.
Như vậy có thể thấy, mật nhân tuy không phải là cây vị thuốc có khả năng chữa bách bệnh nhưng là cây thuốc quý và có thể hỗ trợ con người phòng và chữa được nhiều bệnh. Tại Việt Nam, sự nhận thức về loại cây này đang ngày càng được nâng lên và được nhiều người tìm chọn để cải thiện sức khỏe.
Vậy có những bài thuốc chữa bệnh từ cây mật nhân nào?
Có rất nhiều bài thuốc khác nhau để điều trị bệnh từ cây mật nhân. Nhưng sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn 3 bài thuốc chữa bệnh chủ yếu và dễ thực hiện tại nhà. Đó là:
- Bài thuốc ngâm rượu với mật nhân.
Ngâm rượu mật nhân
Để thực hiện, bạn cần chuẩn bị một kg rễ cây mật nhân khôi và 10 lít rượu trắng nhé. Do mật nhân có vị đắng vốn có nên nhiều người cảm thấy khó uống. Do đó, bạn có thể kết hợp với nho khô, chuối hột khô để vị trở nên ngon hơn và góp phần hỗ trợ trị xương khớp tốt.
Những người không uống được rượu thì bạn có thể pha thêm chút nước vào để uống cùng, đảm bảo công dụng vẫn còn được nguyên vẹn. Như vậy có thể thấy, phương pháp này khá đơn giản phải không ạ? Bạn chỉ cần mất tầm 15 phút để thực hiện và cả chuỗi thời gian sau bạn đã có vị thuốc để sử dụng hàng ngày rồi. Thậm chí cả những người đang mang thai, bạn cũng có thể sử dụng nhé.
- Sắc mật nhân
Sắc mật nhân cũng là một trong những bài thuốc điều trị bệnh bạn nên tham khảo vì cách làm của chúng còn đơn giản hơn phương pháp trên rất nhiều. Bạn chỉ cần chuẩn bị rễ cây mật nhân rồi đem rửa sạch, phơi khô, băm nhỏ. Sau đó bạn lấy lượng mật nhân thu được kết hợp với 1 chút cỏ ngọt rồi đem cả 2 nguyên liệu vào sắc để uống. Khi sắc xong, bạn nên sử dụng luôn và sử dụng trong ngày thôi nhé. Tránh việc sắc quá nhiều để rồi bảo quản không tốt sang ngày hôm sau. Điều này sẽ khiến bạn gặp phải những hậu quả ngoài mong muốn.
- Uống trực tiếp nước mật nhân
Có nghĩa là bạn sử dụng rễ cây mật nhân đem phơi khô rồi sao vàng hạ thổ. Sau đó, bạn lấy lượng mật nhân khô đó cho vào một tích nước nóng để hãm lấy nước uống thay nước lọc hàng ngày nhé. Chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ mật nhân thôi, tránh cho quá nhiều thì chúng sẽ gây ra các phản ứng ngược do quá liều mà mật nhân mang lại. Riêng với phương pháp này, bạn không được sử dụng cho phụ nữ trong thời kì mang thai.
Hi vọng qua thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về cây mật nhân và biết cách sử dụng chúng trong việc điều trị một số bệnh căn bản.