Cây mía với tác dụng cải thiện sức khỏe con người

Mía vốn đã là loại cây thân thuộc với con người từ bao nhiêu lâu nay. Chúng ta có thể bắt gặp mía ở bất cứ đâu từ vỉa hè với những quán mía đá, hay cây mía được làm thành gia vị đường, thậm chí là ăn mía trực tiếp hàng ngày. Phổ biến là thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về những công dụng kỳ diệu của cây mía.

Mía là cây gì và đặc điểm của loài cây này:

Cây mía có tên khoa học là Saccharum offcinarum L, thuộc họ Hòa Thảo (Poaceae). Theo tiếng Ấn, saccharum có nghĩa là đường. Mía còn được gọi là cam giá tức là cây có vị ngọt, giống cái gậy. Ở Việt Nam mọi người còn gọi là mía đường, cây mía lau…

Hình ảnh một khóm mía

Cây mía là một loại cây cỏ, sống dai, thân yếu. Thân rễ mang các thân mọc trên mặt đất, độ cao từ 2-5m, đường kính 2-5cm, ngoài cùng là một lớp lá, dài 0.3-1m. Thân cây mía có các đốt, giữa các đốt có các mắt và chứa nhiều đường sacaroza.

Mía có nhiều loại khác nhau: Mía thân nhỏ, gầy và thấp gọi là mía đe; mía thân to vào cao là mía bầu. Vỏ mía có thể là trắng, đỏ, xanh hoặc tím. Tùy loại mía mà có chứa lượng đường nhiều hay là ít khác nhau.

Trên cây mía, thông thường phần ngọn sẽ nhạt hơn phần gốc, đó cũng là đặc điểm chung của thực vật. Thông thường chất dinh dưỡng (ở cây mía là hàm lượng đường) được tập trung nhiều ở phần gốc (vừa để nuôi dưỡng cây vừa để dự trữ). Đồng thời, do sự bốc hơi nước của lá mía, nên phần ngọn cây lúc nào cũng phải đầy đủ nước để cung cấp cho lá, gây ra hàm lượng nước trong tỉ lệ đường ở phần ngọn sẽ nhiều hơn phần gốc, làm cho ngọn cây mía trở nên nhạt hơn.

Cây mía có nguồn gốc từ Ấn Độ và Ấn Độ cũng là quốc gia sản xuất mía chính, ngoài ra còn có Cuba. Ở Việt Nam, mía được trồng phổ biến chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và một số tỉnh phía Bắc. Mía ưa với vùng đất có phù sa nhẹ và sâu, có chất vôi trong đất, có thể trồng mía bằng ngọn hoặc cây non.

Những cánh đồng mía được trồng ngày càng nhiều

Sau khoảng 1 năm thu hoạch, người ta dùng mía để làm đường tinh luyện, làm thuốc. Mía được thu hoạch chủ yếu vào mùa thu đông từ khoảng tháng 8 đến tháng 12 hằng năm. Bộ phận thường dùng là thân cây mía, còn ngọn để trồng vụ mía mới.

Về thành phần hóa học, các nhà khoa học đã chỉ ra trong thân cây mía có các thành phần: khoảng 7-10% là đường sacaroza, 0.22% protein, 0.5% chất béo và tro 0.5%. Trong nước mía non còn có chứa các loại men như lacaza, oxydaza, tyrozinara và các men khác như: gluxin, glutamin, loxin, asparagin, xylan, tanin và guanin. Còn vỏ cây mía chứa nhiều chất béo nên nước mía thường có màu vàng nâu.

Về tính chất vật lý thì mía có vị ngọt, tính bình, không độc nên rất tốt cho sức khỏe con người.

Công dụng thần kỳ của cây mía đối với việc cải thiện sức khỏe con người

  • Chữa viêm dạ dày mạn tính:Dùng rượu nhỏ và nước mía mỗi thứ 200ml, ngày uống 2 lần sáng và tối có tác dụng trị bệnh dạ dày rất tốt.
  • Chữa táo bón:Lấy 50ml mật ong và 200ml nước mía và hòa tan với nhau ngày uống 2 lần sáng và tối giúp chứng tảo bón giảm đáng kể.
  • Chữa bệnh viêm da:Vỏ mía đem nướng thành tro, sau đó nghiền nát rồi trộn với dầu vừng bôi lên vùng bị viêm da ngứa, tróc vảy.
  • Thanh nhiệt, nhuần hầu:Mùa hè thì uống nước mía tươi, còn mùa đông thì nấu nước mía cho nóng hoặc cho lát gừng vào uống giúp thanh nhiệt cơ thể.
  • Trị chứng đái rắt ở trẻ:Trẻ bị đái rắt thì cho uống nước mía để giải nhiệt và làm giảm triệu chứng này.
  • Dưỡng âm nhuận táo:Nếu người ho khan, bứt rứt, khô họng thì lấy 200ml nước mía cho vào nồi cháo trắng rồi ăn nóng rất tốt.
  • Nhuận phế:Người hay nóng rát cổ, giọng khàn thì thực hiện theo phương thức sau lấy 50g bách hợp nấu nhừ sau cho thêm 100g nước củ cải và 100g nước mía. Uống hỗn hợp này 1-2 tiếng trước khi đi ngủ.

Uống nước mía hàng ngày rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là bà bầu

  • Muốn chống nôn mửa, chống khát, tiểu tiện đỏ:Nghiền gừng lấy 10 giọt nước gừng tươi với 150ml nước mía, uống từng ngụm một không uống liền một hơi giúp làm giảm triệu chứng nôn mửa nhất là khi đi tàu xe.
  • Đầy bụng, miệng hôi:Lấy 40g vỏ cây đại với tán nhuyễn 8g phèn chua và 300ml nước mía cô đặc nặn thành viên 0,5g. Mỗi lần uống 8 viên vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
  • Chữa bệnh đường tiết niệu:Lấy 500g nước mía ép hòa với 500g nước ép ngó sen tươi chia nhỏ ra uống trong ngày 3-4 lần sẽ thấy hiểu quả rõ rệt.
  • Chữa suy nhược, khó ngủ, mệt mỏi:Ép 500ml nước mía, nấu sôi rồi đập 2 quả trứng gà vào, ăn nóng sẽ giúp ngủ sâu giấc và phục hồi cơ thể tốt.
  • Da khô, tóc cháy:Lấy 1 quả dừa xiêm, 200g nước rau má xay, 1 chén nước mía, thêm mật ong hoặc sữa ong chúa vào hỗn hợp mỗi lần trước khi uống (không pha sẵn). Ngày uống 1 lần trước khi đi ngủ.
  • Chữa chứng viêm màng mắt kết hợp, mí mắt sưng đỏ:Lấy nước mía sạch bôi lên mí mắt hoặc tẩm nước mía vào một tấm gạc rồi đắp lên. Đồng thời pha nước mía với 4g xuyên hoàng liên uống ngày 2 lần.
  • Trị chứng trẻ ra mồ hôi trộm:Cho trẻ ăn mía hoặc uống nước mía ép sẽ giảm tình trạng này mà ăn ngủ tốt hơn.
  • Ho gà, sổ mũi:Dùng 3 khúc mía, 1 nắm rau má tươi và 2 lát gừng mỏng sắc với 2 bát nước để uống ngày 2-3 lần. Hoặc dùng nước ép mía nấu cháo ăn cũng hiệu quả.
  • Tốt cho người bị bệnh về phổi:50ml nước mía, 50ml nước ép củ cải, đường phèn, mật ong và dầu vừng trộn đều vào hỗn hợp trên rồi chưng thành dạng cao. Mỗi ngày đánh 2 lòng đỏ trứng gà với cao rồi hấp ăn.
  • Bệnh sởi:Lấy 40g sắn dây, 20g rau mùi, 2 khúc mía, sắc với 2 bát nước sao cho còn lại 1 bát, uống dài ngày để phòng bệnh trong mùa dịch. Ép nước mía đường uống tốt cho người sau sởi, mau phục hồi và ổn định đường huyết.
  • Chữa sốt rét:Ăn mía hằng ngày khi bị sốt rét sẽ giúp giảm sốt đáng kể, kết hợp với đơn thuốc của bác sĩ chuyên khoa.
  • Giải rượu:Uống nước ép cây mía tươi giúp giải rượu hiệu quả, giảm nôn mửa và mệt mỏi.

Cây mía quen thuộc trong đời sống hàng ngày

  • Ngăn ngừa ung thư:Nước mía có khả năng ngăn ngừa các bệnh ung thư như ung thư phổi, đại tràng hay ung thư vú nhờ thành phần hóa học trong mía chứa nhiều kiềm.
  • Tốt cho người bị tiểu đường:Trong nước mía có chứa chất làm ngọt tư nhiên, do đó không gây hại hay làm tăng đường huyết, người bị tiêu đường dùng mía với lượng vừa phải sẽ rất tốt cho sức khỏe chứ không cần kiêng kị tuyệt đối.
  • Tốt cho bệnh nhân bị sỏi thận:Nước mía có thành phần tự nhiên có thể phá vỡ sỏi thận giúp tái hydrat hóa cơ thể.
  • Chữa bệnh vàng da:Vàng da là bệnh do có sự hiện diện của sắc tồ vàng trong bliirubin máu, thường người bị suy giảm chức năng gan sẽ bị vàng da. Nước mía giúp khôi phục lại chức năng gan nên sẽ làm giảm triệu chứng của bệnh này.
  • Trị nôn mửa do nghén khi mang thai:Dùng nước mía với 2 lát gừng để uống mỗi ngày sẽ giảm tình trạng nôn mửa ở thai phụ.

Những lưu ý khi sử dụng cây mía:

  • Những người bị đau bụng không nên dùng mía nhiều.
  • Không được ăn mía khi còn nguyên vỏ, phải rửa sạch và dóc bỏ vỏ bên ngoài vì vỏ mía là nơi chứa nhiều trứng giun và các loại vị khuẩn.
  • Tránh trộn nước mía với bia hoặc cho quá nhiều đá gây thấp nhiệt.
  • Nước mía sẵn có khắp nơi và nhất là vào mùa hè nhưng điều trọng yếu là phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩmtránh ruồi, bụi, tay người và máy chế biến. Nếu dùng đá thì hạn chế và chỉ nên dùng khi đá được làm từ nước sạch.

Như vậy, ăn mía hàng ngày giúp sức khỏe con người được cải thiện đáng kể. Bên trong vẻ ngoài giản dị, thân thuộc của mía ẩn chứa biết bao nhiêu là công dụng quý giá mà ít ai biết đến. Có thể nói cây mía là thực phẩm ngon – bổ – rẻ và được mệnh danh là “Thanh thuốc phục mạch” quả không sai.

Bài viết liên quan