Cây nghệ – Thần dược từ thiên nhiên

Cây nghệ – Thần dược từ thiên nhiên

Cây nghệ từ xưa được biết đến là một loại cây thân quen với mọi gia đình. Gia vị trong căn bếp nhà bạn chắc chắn không thể thiếu loại cây này. Tuy nhiên, ít ai biết hết được những công năng hiệu quả mà nghệ mang lại.

Cây nghệ là gì?

Nghệ được biết đến bằng cái tên gọi khác là khương hoàng (Curcuma longa) là cây thân thảo lâu năm, có họ với Gừng (Zingiberaceae), cây lấy củ (thân rễ) dưới mặt đất. Cây có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Tamil Nadu, thuộc vùng đông nam Ấn Độ, nhiệt độ sinh trường khoảng từ 20 độ C đến 30 độ C.

Cây nghệ được rất nhiều gia đình trồng trong vườn

Cây nhánh cao, màu vàng cam, hình trụ và thân rễ có mùi thơm. Lá nghệ mọc xen kẽ và xếp thành hai hàng song song. Từ các bẹ lá, thân giả được hình thành, cuống lá dài từ 50 – 115cm, còn phiến lá đơn thường dài từ 76 – 115cm và thường thấp hơn 20-30 cm. Chiều rộng từ 38 – 45 cm và có dạng hình thuôn hoặc elip, thu hẹp ở chóp.

Ở Việt Nam có đến 18 loại nghệ khác nhau

18 là con số mà loại cây nghệ có ở Việt Nam. Đọc đến đây có lẽ nhiều người đều đặt ra trong đầu mình câu hỏi “Sao nhiều thế nhỉ? Tưởng chỉ có một loại thôi chứ?” 18 loại nghệ đó là:

  1. Nghệ xanh,
  2. Uất kim hương Thái Lan
  3. Nghệ lá hẹp
  4. Nghệ rừng hay nghệ trắng
  5. Minh tinh rừng
  6. Nghệ mảnh
  7. Curcuma harmandii
  8. Nghệ Quảng Tây
  9. Nghệ vàng (uất kim, khương hoàng – loại nghệ phổ biến hay dùng ở Việt Nam)
  10. Curcuma parviflora
  11. Nghệ sen
  12. Binh tinh chét
  13. Curcuma Roscoeana
  14. Curcuma Rubescens
  15. Curcuma Thorelii
  16. Curcuma Wenyujin
  17. Curcuma xanthorrhiza (có ở các tỉnh miền đông Nam Bộ, có rễ con màu vàng)
  18. Nghệ đen, ngải tím

Tên gọi dân gian thì ở Việt Nam có hai loại nghệ trồng là nghệ nếp và nghệ tẻ. Có nhiều ở Quảng Bình, Quảng Nam, Đắk Nông… và được trồng phổ biến trong cả nước. Loại nghệ được dùng phổ biến ở Việt Nam là nghệ vàng có tên khoa học là Curcuma longa Linn hay C. domestica Valenton.

Thành phần có trong nghệ

Các chất có trong nghệ bao gồm: Curcumi-noids bao gồm curcumin (diferuloylmethane), bis-demethoxycurcumin (10-20%) và demethoxycurcumin (0.4-3%).

Nghệ cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như protein, chất xơ, vitamin C, E, K, natri, canxi… Hơn thế, nghệ còn chứa rất nhiều các chất như chống oxy hóa, kháng virus, kháng khuẩn, chống ung thư, kháng đột biến và chống viêm.

Củ nghệ và thành phẩm của nó có tác dụng rất tốt cho sức khỏe

Nghệ có tác dụng gì?

Tưởng chừng cây nghệ được sử dụng như một loại gia vị trong bữa ăn, nhưng loài cây họ gừng này lại có nhiều công dụng hơn chúng ta tưởng đấy!

Nghệ có tác dụng giảm cân, chống béo phì

Các chất có trong nghệ sẽ giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, đốt cháy lượng mỡ thừa hiệu quả. Các chị em phụ nữa đã thừa nhận tác dụng của nghệ trong việc thu gọn vóc dáng của mình. Chị em có bí quyết sử dụng nghệ ngâm mật ong làm bí quyết để lấy lại thân hình chuẩn mẫu.

Ngoài ra nghệ còn có tác dụng làm giảm cholesterol thừa trong máu, phân hủy chất béo từ chế độ ăn uống. Với những người muốn giảm cân, điều trị bệnh béo phì có thể thêm một muỗng café bột nghệ vào trong mỗi bữa ăn của mình sẽ rất có hiệu quả.

Đọt và lá non của cây nghệ dùng làm rau

Do có mùi cay nhẹ và thơm nên đọt và lá non của cây nghệ được người Nam Bộ dùng làm rau sống ăn trực tiếp. Lá nghệ non thường được ăn kèm với món nướng, xào lăn và mắm đồng.

Lá nghệ đem xắt nhuyễn có vừa tác dụng khử mùi tanh và tăng hương vị, vừa kích thích ăn ngon. Lá được dùng để chế biến các món xào ngon như ếch, nhái, lòng heo, hải sản, thịt bò…

Củ nghệ dùng làm gia vị

Củ nghệ tươi được dùng làm gia vị để xào, nấu với các món ăn để khử mùi tanh và đồng thời kích thích ngon miệng.

Bột nghệ được sấy khô, vừa làm chất tạo màu thiên nhiên, vừa kích thích tiêu hóa. Nhiều công ty đã dùng bột nghệ để chế biến hỗn hợp gia vị trong nấu nướng như Bột Cà ri, Ngũ vị hương, bột Cà ri nị…

Cây Nghệ thuốc? Tại sao không?

Ức chế tế bào ung thư

Hoạt chất Curcumin trong củ nghệ tươi sẽ ức chế sự phát triển của một số tế bào ung thư như ung thư buồng trứng, ung thư vú… Ở Trung Quốc, nghệ dùng làm thuốc kích thích, bổ, giảm đau, cầm máu và tăng cường chuyển hóa, trị loét dạ dày, tá tràng…

Các chuyên gia sức khỏe tại Mỹ và Đài Loan đã chứng minh tác dụng của cây nghệ trong việc điều trị bệnh ung thư ruột. Vì vậy bạn nên thường xuyên sử dụng nghệ trong các bữa ăn vì chúng có thể giảm được nguy cơ ung thư ruột.

Hỗ trợ chữa bệnh viêm khớp

Nhiều bằng chứng lâm sàng cho thấy Curcumin có trong cây nghệ có tác dụng giảm triệu chứng sưng đau khớp hiệu quả và ức chế một trong các nguyên nhân gây phá hủy sụn khớp.

Bạn có thể đun nóng một cốc sữa, cho một thìa cà phê bột nghệ khuấy đều. Uống ba lần mỗi ngày và bạn sẽ thấy ngay tác dụng của nghệ lên xương khớp của bạn

Nghệ có tá dụng đề phòng bệnh tim

Giảm hàm lượng cholesterol trong máu, chống lại chứng xơ vữa động mạch cũng là một trong những tác dụng của loại gia vị này. Curcumin là chất chống oxy hóa, chống viêm hiệu quả, nó có thể giúp ta đề phòng được bệnh về tim, giảm các cơn đau tim xảy ra ở những người sau phẫu thuật.

Nghệ có tác dụng giảm nguy cơ với người hút thuốc

Bổ sung cho cơ thể 1,5g củ nghệ mỗi ngày chỉ trong vòng một tháng, bạn sẽ thấy cơ thể bạn giảm đáng kể các tế bào đột biến gây ung thư. Do đó có thể thấy được tác dụng không nhỏ của nghệ đối với những người hút thuốc lá trong việc giảm nguy cơ ung thư.

Ngăn ngừa bệnh gan

Cây nghệ là một loại giải độc gan tự nhiên. Gan thải độc máu thông qua việc sản xuất các enzym, thúc đẩy sản xuất các enzym thiết yếu để làm giảm, tiêu hủy độc tố trong cơ thể. Củ nghệ được cho là sản phẩm thiên nhiên tuyệt vời trong việc tăng cường lưu thông máu.

Trị lành vết thương

Có chứa chất kháng khuẩn và sát trùng tự nhiên, củ nghệ được dùng như một loại chất kháng viêm hiệu quả. Nếu bạn bị vết thương hở hoặc bị bỏng, bạn có thể cho một ít bột nghệ vào vùng da bị tổn thương. Bột nghệ sẽ thúc đẩy quá trình tự lành. Đặc biệt, cây nghệ cũng giúp phục hồi da hư tổn, được sử dụng để trị các bệnh về da như vẩy nến, á sừng…

Mách nhỏ từ cây nghệ

Bạn có biết nghệ và mật ong khi kết hợp với nhau sẽ mang lại nhiều công dụng tuyệt vời như tẩy da chết, trị mụn, dưỡng ẩm, dưỡng da sau bỏng…

Chỉ cần rửa mặt sạch, thoa đều một lớp mỏng nghệ mật ong lên mặt, mát xa nhẹ nhàng rồi đợi 2 – 3 phút đi rửa mặt.

 

Nghệ ngâm mật ong – bí quyết cho làn da rạng ngời

Buổi tối có thể dùng đắp lên mặt như mặt nạ từ 10 – 15 phút.

Nếu để trong điều kiện khô thoáng mát thì một hũ nghệ ngâm mật ong có thể để được từ 3 đến 6 tháng. Trước khi ngâm ta nên ước lượng lượng vừa đủ cho thời gian này.

Trên đây là một số công dụng và mách nhỏ cho bạn về cây nghệ. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết và tìm ra cho mình một bài thuốc đơn giản, dễ tìm, phục vụ cho cuộc sống của bạn từ cây thần dược này.

Bài viết liên quan