

Nhiều người biết cây cúc tần nhưng chưa chắc đã biết hết công dụng của nó. Bài viết này xin được chia sẻ những thông tin hữu ích về cách chữa bệnh từ loại cây này tới các bạn.
Cây cúc tần là gì?
Cây cúc tần thuộc họ cúc, tên khoa học là Pluchea indica Less còn được gọi với cái tên khác là đại bi, cây lức, giậu rách. Nó thuộc nhóm cây bụi, có thân cao từ 1-2m. Cành nhỏ, có lông măng, lá có hình khé răng màu lục xám, mọc so le và gần như không có cuống. Hoa mọc thành cụm ở ngọn, hình đầu có màu tím nhạt. Cây có mùi thơm, toàn thân có lông tơ và cho ra quả nhỏ li li. Trên thân cây cúc tần tường có dây tơ hồng sống tầm gửi.
Cây cúc tần
Phân bố và thu hái:
Cúc tần là loại cây mọc hoang dại, được trồng hầu hết ở các tỉnh nước ta. Từ đồng bằng, miền biển đến miền núi. Người dân thường trồng làm hàng giậu chắn trước cửa, trước vườn, trồng ở đầu bờ ruộng vừa dùng để lấy lá làm thuốc. Loại cây này có nguồn gốc từ Malaixa, Ấn Độ, cũng xuất hiện ở các nước như Inđônêxia, Thái Lan… Đặc điểm rất dễ trồng, có thể trồng bằng cành, ít phải chăm bón.
Ở nước ta, cúc tần thường được trồng tại vùng Bắc Trung Bộ như Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An. Người ta thường trồng cây này vào mùa xuân, thu hái vào mùa thu, chủ yếu thu hái những lá non và lá bánh tẻ. Dùng tươi hoặc đem sấy khô làm thuốc. Cũng có khi người ta đào cả rễ, rửa sạch, thái mỏng, đem phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học:
Theo các nhà nghiên cứu, thành phần hóa học chủ yếu của cúc tần là tinh dầu, thành phần chính của tinh dầu là borneol, camphor, cineol, acid palmitic, acid myristic. Trong cây cúc tần còn chứa 18 chất trierpen như erythrodiol, acid maslinic…, chất có tác dụng chống dị ứng như acid rosmarinic, astragalin…
Đặc điểm cúc tần có mùi thơm, chứa nhiều dưỡng chất. Cứ 100g cúc tần tươi có 5,7g protit, 1g lipit, 5g xenluloza, 2,3g tro, 179mg canxi, 2,3mg P, 0,5mg Fe, 4,6g caroten,15g vitmin C và nhiều chất dinh dưỡng khác. Cây cúc tần có tính ấm, có vị cay và đắng. Vừa dùng làm thuốc, vừa kết hợp với các món khác làm đẩy đủ thêm gia vị cho một số món ăn.
Hoa cúc tần
Công dụng của cúc tần:
Cúc tần có rất nhiều công dụng. Với đặc tính hóa học trên, loại thảo dược này chữa được rất nhiều bệnh. Sau đây chúng tôi xin được cung cấp một số bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ cúc tần.
- Chữa cảm sốt:
Dùng 18g lá cúc tần, 9g lá chanh, 9g lá sẻ mang sắc, uống luôn trong lúc nóng. Phần bã cho thêm nước vào đun dùng để xông, cho mồ hôi thoát hết ra ngoài. Bạn có thể dùng kết hợp với hương nhu, lá bưởi, lá tre, lá cỏ xước, bông lá đề… để xông. Khi xông, đặt nồi nước vào giữa, lấy mền trùm kín cả người và nồi nước xông, sao cho mồ hôi càng vã ra nhiều càng tốt.
Có thể dùng giải cảm, hạ nhiệt bằng cách chữa mẹo trong dân gian. Nam lấy 7 ngọn cúc tần, nữ hái 9 ngọn. Đem sao cùng cám gạo cho nóng già, đổ vào 1 chiếc khăn bông dày, chườm, xoa vào lòng bàn tay, bàn chân, trán, bụng, lưng. Chú ý khi xoa nên vuốt xuôi chiều. Với cách đánh cảm này, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu, nhẹ người, cảm cúm sẽ tan biến ngay tức khắc.
- Chữa đau mỏi lưng:
Chọn cành non và lá non của cây cúc tần, mang giã thật nhuyễn, đem sao nóng với rượu. Sau đó đắp vào vùng lưng bị mỏi. Cứ làm như vậy liên tục trong nhiều ngày cho đến khi hết mỏi.
- Chữa thấp khớp và đau nhức xương:
Dùng 15-20g rễ cây cúc tần, đem rửa sạch, thái nhỏ hoặc đập giập, cho vào ấm sắc. Đổ khoảng 500ml, sắc còn 150ml. Uống nước sắc ấy trong vòng 1 tuần liên tục sẽ làm cho bệnh khớp và đau nhức xương thuyên giảm. Để hiệu quả hơn, bạn có thể kết hợp thêm với 20g rễ cây trinh nữ, 20g rễ cây bưởi bung, 10g cam thảo, 10g đinh lăng. Đảm bảo khớp và xương đau nhức sẽ tan biến ngay mà không cần đến hiệu thuốc tây.
- Chữa đau đầu:
Lấy 50g cúc tần, 100g đu đủ vừa chín tới, 50g hoa cúc trắng, 100g óc lợn. Cho 1 lít nước cùng cúc tần, đu đủ, hoa cúc trắng xé nhỏ cho vào nồi đun sôi lên. Sau đó thả óc lợn vào đun tiếp khoảng 20 phút cho nhừ là ăn được. Nhớ là nên dùng nóng, trước bữa ăn vì để nguội óc lợn có mùi tanh. Ăn liên tục như vậy 1 tuần liền, mỗi ngày ăn từ 1-2 lần như vậy sẽ hết đau đầu, giảm căng thẳng và tăng cường trí nhớ.
- Chữa ho do viêm phế quản:
Thay đổi thời tiết, nhất là vào mùa đông, kể cả người lớn và trẻ nhỏ đều có thể mắc chứng bệnh này. Hãy dùng 20g lá cúc tần già đem rửa sạch, băm nhỏ, thêm 3 lát gừng tươi, 2 nắm gạo, 50g thịt lợn nạc vai xay nhuyễn hoặc băm nhỏ đem nấu cháo. Khi cháo chín nhừ, ăn luôn lúc nóng khi còn đang đói, ăn liền 3 ngày liên tục, mỗi ngày ăn 3 lần mới đem lại hiệu quả.
- Chữa bệnh trĩ:
Cúc tần, lá sung, lá lốt, lá ngải cứu và nghệ, mỗi loại 1 nắm lá còn tươi, đem rửa sạch, đun sôi với nước, sau đó dùng nước nóng ấy xông vào hậu môn. Mỗi tuần thực hiện 2-3 lần, các búi trĩ sẽ tự teo nhỏ lại. Cách chữa bệnh này thật đơn giản mà hiệu quả, có thể trị tận gốc mà không cần dùng đến thuốc tây. Tuy nhiên bạn cần chú ý, khi xông cẩn thận, tránh bị bỏng.
- Chữa bệnh lao lực:
Chỉ cần khoảng 150g cả thân, cành, lá cúc tần, đem cắt thành những khúc nhỏ, giã nhuyễn cùng với 20g cua đồng. Sau đó đem muối, vắt lấy nước cốt uống. Chia nhỏ làm 3 lần trong ngày, cứ uống như thế trong vòng 5 ngày cơ thể sẽ nhanh chóng phục hồi.
- Chữa vết thương bầm tím:
Lấy 1 nắm lá cúc tần tươi, đem giã nhuyễn. Sau đó đắp trực tiếp lên vùng da hay vết thương bị bầm tím. Với tính ấm, cúc tần sẽ làm tan các vết máu tụ, xóa tan bầm tím, hết cảm giác đau đớn.
Bên cạnh những bài thuốc chữa bệnh trên, cúc tần còn được sử dụng làm gia vị trong các món ăn hàng ngày. Có thể dùng lá, ngọn của nó dồi với lòng chó, kho với cá, làm bánh nếp… đem đến một vị thơm, ngon, bổ dưỡng, rất hợp khẩu vị. Đây là cách chế biến món ăn của ông cha ta từ xưa, không chỉ giúp cho ngon miệng mà còn có công dụng chữa một số loại bệnh.
Cá om cúc tần
Có những loài cây rất khiêm nhường, bình dị, chỉ mọc ven đường nhưng nó lại có những công dụng thật tuyệt vời mà không phải ai cũng biết đến. Hi vọng với bài viết này, các bạn có thêm những thông tin bổ ích về cây cúc tần.