

Có lẽ những người nào sống ở nông thôn và vùng đồi núi đều biết đến cỏ tranh. Nhưng mấy ai biết được đây là còn là một loại thảo dược vô cùng quý giá. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức còn chưa biết về loại cỏ này.
Đặc điểm của cỏ tranh
Cỏ tranh còn có tên gọi khác là Bạch mao căn, cỏ tranh săng, nhả cà. Dân tộc Dao gọi là gan, dân tộc K’Dong gọi là Día, dân tộc Tày gọi là Lạc cà… Nó có tên khoa học là Imperata cylindrica Beauv. Họ nhà lúa (Poaceae), rất gần gũi với đời sống con người từ đồng bằng đến vùng trung du, miền núi.
Cỏ tranh là loại cây sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Cây mọc hoang dại, phân bố rộng rãi khắp nơi ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam nước ta và nhiều nước có khí hậu nhiệt đới trên thế giới. Người ta thường bắt gặp nó mọc ở những nơi đất cao ngoài đồng, bờ mương, bờ sông, đồi núi, có khi mọc ở thảo nguyên thành những mảng cỏ lớn. Có nơi dùng lá để lợp mái nhà.
Cây cỏ tranh
Thân cỏ tranh cao khoảng 30-90cm, lá mọc thẳng đứng, phần tán lá nhỏ hẹp và dài khoảng 15-30 cm, rộng 3-6mm. Gân lá ở giữa phát triển, hết lớp lá này đến lớp lá khác, mặt trên lá ráp, mặt dưới nhẵn, mép lá sắc có thể cứa đứt tay một cách dễ dàng. Hoa hình chùy, có màu trắng, bông lên như sợi bông nhỏ, nhìn xa giống bông lau. Cỏ tranh dễ phát tán nhờ gió thổi hạt đi xa.
Hoa cỏ tranh
Cỏ tranh ít khi trồng mà nó tự mọc lên ở nhưng vùng đất hoang. Từ khi nhận ra công dụng của loại cỏ này, người ta tiến hành thu hái nó. Có nơi người ta thu hái lá, cắt về phơi làm đồ đun thay cho rơm rạ, có nơi lấy lợp mái nhà. Có khi người ta đào cả rễ, cắt bỏ phần trên cổ rễ, đem rửa sạch đất cát, tuốt bỏ sạch bẹ ngoài, lá và những rễ con, đem phơi khô để làm thuốc.
Rễ cỏ tranh
Thành phần hóa học
Các nhà khoa học đã chứng minh, trong cỏ tranh chứa nhiều thành phần hóa học có lợi ích cho sức khỏe con người nếu chế biến nó thành thảo dược. Trong thân rễ có chứa glucoza, fructoza và axit hữu cơ. Ngoài ra còn chứa cylidrin, arundoin, fermenol, potassium, calcium. Với vị ngọt và có tính hàn, cỏ tranh trong Đông y có rất nhiều công dụng.
Tác dụng dược lí
Qua các công trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã thực nghiệm cỏ tranh trên cơ thể thỏ. Kết quả, nó có tác dụng làm đông máu nhanh, rút ngắn thời gian hồi phục canxi của huyết tương trên thỏ. Khi dùng thuốc sắc từ cỏ tranh đem thụt dạ dày thỏ có tác dụng lợi niệu, ức chế vi khuẩn.
Công dụng
Trong rễ cỏ tranh có 18% là đường bao gồm cả đường glucose và fructose. Đây chính là lí do làm cho loại cây này có vị ngọt. Kết hợp với các loại axit citric, malic, tartatric, giúp thanh nhiệt, giải khát, giải độc. Ngoài ra nó còn giúp ứ huyết, lợi tiểu, thanh phế vị nhiệt, điều trị các chứng chảy máu cam, tiểu ra máu, bí tiểu. Còn trị chứng sốt nóng, khát nước, thổ huyết.
Ở Campuchia, rễ cỏ tranh còn được kết hợp với những loại thảo dược khác để chữa bệnh trĩ. Còn ở Trung Quốc, loại rễ cây này còn rất công hiệu trong việc hạ sốt, nôn mửa, phù ủng. Đối với người Châu Phi, cỏ tranh dùng để trị bệnh lậu và các vấn đề có liên quan đến đường tiết niệu. Rõ ràng, một loại cây giản dị, gần gũi quanh ta nhưng lại là một liều thuốc quý phải không các bạn?
Một số bài thuốc từ cây cỏ tranh:
- Chữa các bệnh liên qua đến đường tiết niệu
- Giúp lợi tiểu:
Rễ cỏ tranh 30g, râu ngô 40g, xa tiền tử 25g, hoa cúc 5g. Tất cả trộn đều, mỗi lần lấy 50g hãm với 100ml nước sôi và uống trong ngày. Dùng liên tục trong 10 ngày sẽ có hiệu quả.
- Hỗ trợ điều trị viêm thận cấp:
Bạch mao căn 200g đem sắc với 500-600ml nước, sắc nhỏ lửa đến khi còn lại khoảng 100-150ml. Chia làm 2-3 lần uống, mỗi ngày uống 1 thang, uống liên tục như thế trong vòng 1 tháng sẽ khỏi.
- Hỗ trợ điều trị tiểu ra máu, tiểu buốt:
Nếu bị tiểu ra máu, tiểu buốt do viêm đường tiết niệu, hãy dùng rễ cỏ tranh 100g, gừng thái lát 50g đem xao cháy. Sau đó sắc với 400-500ml nước còn 100ml, uống trong ngày khi thuốc còn ấm, bạn nên uống vào lúc trước bữa ăn tối sẽ có tác dụng mong muốn.
- Làm mát gan, tiêu độc
Do có tính hàn, vị ngọt nên trong Đông y, cỏ tranh được coi là loại dược liệu công hiệu nhất trong việc làm mát gan, tiêu độc. Dùng 30g bạch mao căn, chi tử 10g. Đem sắc với 400ml nước sao cho còn lại 100ml. Uống nóng sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Uống liên tục trong vòng 8- 10 ngày.
- Chữa sốt nóng, khát nước
Dùng 10-40g rễ cỏ tranh tươi, thậm chí có thể nhiều hơn, đem giã lấy nước uống. Vì tính hàn nên nên nó có khả năng hạ nhiệt rất nhanh mà lại an toàn, không độc hại. Khi người sốt thường rơi vào trạng thái ra mồ hôi, mất nước, uống 1 cốc nước cỏ tranh sẽ giảm cơn khát đồng thời tăng thêm sức đề kháng.
- Chống lão hóa và giải nhiệt cơ thể
Ngày nay sống trong môi trường độc hại, nhiệt độ trái đất nóng lên, không khí ô nhiễm, cơ thể con người rất khó thích nghi. Hiện tượng lão hóa nhanh xuất hiện, cơ thể mệt mỏi. Mỗi ngày để cải thiện sức khỏe và tăng sức đề kháng, hãy uống trà cỏ tranh nhé!
Cách dùng: Lấy rễ cỏ tranh phơi khô, nghiền thành bột, hòa cùng nước sôi, pha như pha cà phê, uống hàng ngày. Cách sử dụng này rất tiện lợi. Nếu không có thời gian xay thành bột, các bạn để cả rễ, cắt đốt xao khô. Khi hãm có thể cho thêm vài cuộng cam thảo nữa sẽ ngọt mát, dễ uống hơn.
Làm thế nào để có được dược liệu này trong nhà?
Đối với các vùng nông thôn và đồi núi, các bạn có thể đến tháng 10-11 trong năm, lúc hanh khô sẽ dùng dụng cụ đào cỏ tranh, đem rửa sạch, phơi khô hoặc sấy. Cho vào túi nilon bảo quản kín. Mỗi lần muốn sử dụng nên lấy ra 1 liều nhất định.
Đối với thành phố, các bạn không có điều kiện tự chế biến cỏ tranh thì hãy đến những hiệu thuốc Đông y gần nhất nhé. Tại đây, bạn có thể mua được nhiều loại thành phẩm từ loại cỏ này. Giá dược liệu cỏ tranh rất rẻ mà công dụng lại vô cùng hiệu quả.
Trong thời buổi mà mặt hàng nào cũng có thể bị làm giả, không gì bằng tai nghe, mắt thấy. Có những bệnh thông thường chẳng cần đến thuốc Tây, các bạn hãy tận dụng những dược liệu có sẵn trong tự nhiên như loại cỏ tranh này nhé.