Công dụng chữa bệnh của cây trường sinh

Cây trường sinh – chỉ cái tên thôi cũng đã gợi ra sự sống trường tồn. Cây trường sinh không chỉ là một loại cây cảnh đẹp mà còn có những công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ cùng các bạn một số bài thuốc hữu ích về nó.

Cây trường sinh còn gọi là cây sống đời, cây thuốc bỏng, đá bất tử,… Tên khoa học là Kalanchoe pinnata,  thuộc họ Thuốc bỏng.

Cây trường sinh

Đặc điểm sinh học của cây trường sinh

Trường sinh là dạng cây cỏ, cao 40-60 cm, thân mọc đứng hình trụ nhẵn có đốm tia. Lá mọc đối xứng nhau, màu xanh thẫm, phiến lá dày mọng  nước và có răng cưa tù ở mép lá. Từ những chỗ khuyết trên đường răng cưa của mép lá có thể mọc lên cây con mới. Hoa có nhiều màu như: đỏ, cam, vàng …mọc thành chùm trên ngọn thân. Hoa trường sinh lâu tàn.

Cây trường sinh non nảy mầm từ mép lá

Cây trường sinh mọc tự nhiên ở khắp nơi trên thế giới, tại các vùng có khí hậu ôn hòa thuộc châu Á , Châu Phi, Trung Mỹ, Australia, New Zealand, … Ở Việt Nam loài cây này cũng có ở khắp nơi, cực kỳ dễ sống.

Ở nước ta, thường thấy mọc nhiều ở một số vùng núi đá vôi và ven biển như: Quảng Ninh, Hải phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa. Nhiều gia đình còn trồng làm cây cảnh đẹp thêm cảnh quan môi trường.

Thành phần hóa học của cây trường sinh

Lá cây trường sinh (cây thuốc bỏng) có chứa axit malia, axit nitơric và izoxitric, axit fumarric… lá có tác dụng kháng khuẩn trên các vi khuẩn gram dương và gram âm, ức chế các trực khuẩn màu xanh, vi khuẩn tụ cầu vàng. Cây trường sinh có tác dụng chống viêm khá tốt.

Những công dụng của cây trường sinh

Theo y học cổ truyền, cây trường sinh có vị nhạt, nhớt, hơi chua, tính mát, có tác dụng cầm máu, tiêu viêm, giảm đau, được dùng để chữa vết bỏng, vết thương lở loét, ngộ độc, viêm loét dạ dày, viêm mật, đau mắt đỏ, ngứa, chảy máu, trĩ ngoại đi ngoài ra máu….

Dưới đây là một số bài thuốc của cây trường sinh:

  1. Chữa mẩn ngứa:

Dùng lá Trường sinh, lá Ké, Bồ hòn với phân lượng bằng nhau (khoảng 30-50g) đem nấu nước để xông và tắm. Kết hợp dùng 20g lá ké sắc uống.

  1. Chữa tắt sữa:

Cây trường sinh đặc biệt rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh, bà bầu ăn sống hoặc có thể dùng lá non của cây nấu canh sẽ giúp người mẹ có nhiều sữa cho con bú, hạn chế được sự mất sữa của mẹ bầu sau khi sinh con.

  1. Chữa bỏng lửa, bỏng nước:

Dùng lá trường sinh tươi giã nhỏ rồi cho vào một ít rượu và đắp lên vết thương, cứ 2 giờ thay 1 lần.

  1. Chữa viêm tai giữa cấp tính:

Lấy lá trường sinh tươi đem giã nát vắt lấy nước cốt để thoa vào trong tai.

  1. Bị đánh, bị thương thổ huyết:Lấy 7 lá trường sinh tươi giã nát, vắt lấy nước thêm ít rượu và ít đường uống trong ngày .
  2.  Chữa bệnh trĩ nội:

Mỗi ngày lấy 10 lá trường sinh: Sáng ăn 4 lá, chiều ăn 4 lá. Buổi tối đem 2 lá còn lại giã lấy nước uống, bã bỏ vào gạc vải đắp vào hậu môn . Nhớ trước khi đắp thuốc phải làm vệ sinh hậu môn bằng nước pha muối. Cứ làm theo cách trên, tùy bệnh nặng nhẹ, dùng từ 20- 45 ngày là khỏi.

  1. Giảm đau lưng, đau xương khớp:

Hơ nóng và làm mềm lá trường sinh, đắp lá trường sinh lên vùng bị đau khi còn nóng. Nếu cần di chuyển thì có thể dùng khăn quấn trường sinh xung quanh vùng bị đau để giữ ấm trong ngày. Cách làm này giúp giảm đau nhanh chóng.

  1. Ðau mắt đỏ và đau mắt hột:

Buổi tối trước khi ngủ, giã 3 lá trường sinh, uống nước còn  bã đặt vào gạc vải (vô trùng) đắp vào mắt buộc chặt, sáng tháo ra, rửa mắt bằng nước pha muối. Làm như trên 3 ngày liền sẽ có hiệu quả.

  1. Chữa chứng viêm xoang mũi:

Lấy 2 lá trường sinh tươi giã nát, lấy bông thấm nước thuốc nút vào lỗ mũi. Hoặc cho nước vào vỏ lọ thuốc nhỏ mũi để nhỏ vào bên trong cũng có hiệu quả nhưng cần phải kiên trì.

  1. Trị viêm họng:

Lá trường sinh rửa thật sạch, ăn sống lá, nếu khó nuốt có thể nhai nuốt lấy nước bỏ bã. Chỉ sau 2-3 ngày có thể khỏi ngay bệnh viêm họng mà không cần phải đến bệnh viện hoặc sử dụng các loại thuốc tây.

  1. Chữa chứng đại tiện ra máu:

Lấy 30g Trường sinh, 10g Ngải cứu (sao cháy), 10g lá Trắc bá (sao cháy),  10g cỏ Nhọ nồi. Tất cả đem sắc lấy nước uống, ngày 1 thang.

  1. Chữa bệnh kiết lỵ (viêm đại tràng):

Ngày ăn 20 lá trường sinh (buổi sáng 8 lá, chiều 8 lá, tối 4 lá). Trẻ từ 5-10 mà bị kiết lị thì lượng lá ăn  bằng 1/2 người lớn. Ăn 5 ngày là khỏi.

  1. Chữa nhức đầu:

Lấy lá trường sinh tươi hơ nóng bằng lửa hay lò vi sóng. Sau đó đắp lá lên trán khi lá vẫn còn đang nóng. Hiện tượng đau đầu giảm hẳn.

  1. Chữa mất ngủ:

Đôi khi vì tuổi tác hay cuộc sống hiện đại mà nhiều người mất ngủ. Để cải thiện điều này, cứ chiều và tối ăn mỗi lần lá 8 cây trường sinh. Cách làm này sẽ giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Một số công dụng khác của cây trường sinh

Làm đẹp da

Lá cây trường sinh có chứa nhiều nước lành tính, rất tốt cho việc làm dịu mát da, đặc biệt các vùng da bị cháy nắng. Mặt nạ lá cây trường sinh sẽ giúp làn da trắng mịn, xóa tan sạm nắng hiệu quả. Bạn có thể thực hiện bằng các cách dưới đây:

– Làm đẹp với cây trường sinh rất đơn giản, bạn chỉ cần chọn một lượng lá cây vừa đủ dùng (nên dùng loại bánh tẻ), sau đó rửa sạch, giã nát đắp lên mặt khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch mặt với nước lạnh. Đắp 2-3 lần/tuần bạn sẽ cảm nhận được sự dịu mát và làn da mịn màng, sạch mụn.

– Ngoài ra, các bạn cũng có thể giã nát lá cây trường sinh cùng với mấy hạt muối tinh để đắp trong vòng 7-10 phút. Mặt nạ này ngoài tác dụng làm dịu da còn có tác dụng se khít lỗ chân lông.

– Bạn nên kết hợp đắp mặt nạ lá cây trường sinh và dùng kem dưỡng da để đạt hiệu quả tốt, nhất là trong thời tiết nắng nóng.

Giải rượu

Lấy 7- 10 lá cây trường sinh rửa sạch, ăn sống. Sau khoảng 10 phút sẽ khỏi say.

Cây trường sinh trồng làm cảnh

Với các tác dụng của cây trường sinh như trên, hi vọng các bạn có thêm nhiều thông tin để hiểu rõ hơn về tác dụng chữa bệnh của loài cây này. Sau khi đọc bài viết này, các bạn hãy trang trí cho ngôi nhà của mình bằng những chậu cây trường sinh tốt cho phong thủy và sức khỏe nhé!

Bài viết liên quan