Công dụng của atiso và những tác hại khi lạm dụng

Atiso là một thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và vô cùng quen thuộc đối với những bà nội trợ không chỉ bởi tác dụng làm mát gan và thanh nhiệt mà còn bởi những công dụng thần kỳ khác như lá cây atiso có thể điều trị bệnh phù, thấp khớp và có tác dụng lợi tiểu. Bởi vì những công dụng này mà rất nhiều người đã quá lạm dụng atiso mà không biết đến hậu quả của nó. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem những đặc điểm cũng như  tác dụng, cách sử dụng và bảo quản atiso như thế nào.

Giới thiệu về atiso

Cây atiso xuất phát từ Địa Trung Hải

Atiso có tên khoa học là Cynara Scolymus L và thuộc họ Cúc Asteraceae. Atiso là loại cây lá gai, thuộc họ cây thân thảo lớn, cao từ  1 đến 2m, thân cao thẳng và cứng, trên bề mặt phủ lông trắng như tơ. Lá cây atiso to, dài và mọc so le nhau, phiến lá có răng cưa phân bố không đồng đều, mặt dưới của lá có nhiều lông. Cụm hoa to có hình đầu, mọc ở ngọn cây và có đế phủ đầy lông tơ. Hoa màu đỏ tím hoặc tím nhạt, quả nhẵn bóng, có màu nâu sẫm và có lông tơ trắng.

Cây atiso có nguồn gốc từ miền Nam Châu Âu, Địa Trung Hải, sau đó được di thực vào Việt Nam và được trồng nhiều ở Đà Lạt, Sapa và Tam Đảo. Đến nay, atiso đã có thể trồng ở khắp nơi kể cả vùng đồng bằng.

Thành phần và công dụng của atiso

Thành phần

Thành phần hoa atiso

Atiso được coi là một loại cây thuốc quý hiếm, trong cây có rất nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe, có tác dụng ngăn ngừa và điều trị nhiều bệnh. Trong thân cây atiso có một chất gọi là Cynarin, chất này có vị đắng và phản ứng với Acid. Cynarin có tác dụng chống oxy hóa, chống lão hóa, làm giảm tỷ lệ gây ung thư, có thể coi là chất phòng ngừa ung thư. Tuy nhiên tác dụng của chất này không phải thực sự rõ ràng. Trong hoa atiso có chứa hoạt chất Inulin, Protein, Carbohydrate, dầu béo, chất vô cơ và nhiều chất khác.

Trong đó Inulin có tác dụng kích thích sự phát triển của vi khuẩn đường ruột Bifidobacteria, đây là một loại vi khuẩn có tác dụng tốt cho sức khỏe. Inulin giúp chúng có một môi trường phát triển thuận lợi, từ đó có thể lấn át các vi khuẩn gây hại, tăng cường chức năng miễn dịch và hỗ trợ tổng hợp vitamin B. Ngoài ra, chất Tanin trong cây sẽ quyết định đến màu sắc và hương vị, chất lượng cao hay thấp của trà hay cao atiso.

Công dụng

Khi dùng làm thuốc, atiso được coi là thần dược làm mát gan, tiêu độc, giải nhiệt, giúp da ít mụn và trở nên mịn màng, tươi sáng hơn. Lá atiso có vị đắng, nấu thành cao có thể chữa bệnh về gan như gan viêm mạn, da vàng và những bệnh về thận hay sưng khớp xương. Nghiên cứu đã cho thấy chất chống oxy hóa trong atiso rất có ích cho gan, phục hồi chức năng gan.

Trước đây, người ta đã từng dùng atiso như thảo dược thay thế cho thuốc điều trị bệnh viêm gan và xơ gan. Ngoài ra, atiso còn có tác dụng ngăn ngừa điều trị ung thư và cải thiện chức năng tiêu hóa. Nó hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư máu. Theo một nghiên cứu ở Italia cho biết việc ăn uống giàu chất chống oxy hóa trong cây atiso có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Atiso còn là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với gan.

“Thần dược” atiso, giải độc gan hiệu quả

Trong ẩm thực, atiso còn được coi như là món ăn có thể đẩy lùi bệnh tật. Theo kinh nghiệm người đi trước để lại, cây atiso non có thể thay cho rau để luộc chín hay nấu canh ăn, và bộ phận thường được dùng nhất là cụm hoa trên ngọn cây. Hoa atiso có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, kích thích hệ tiêu hóa, làm mát gan nên thường được dùng để nấu canh, hầm với móng giò. Đây là loại rau rất dễ ăn, khi nấu chín có thể dễ dàng tiêu hóa, giảm đau dạ dày.

Trà atiso thanh nhiệt giải độc

Bởi những công dụng thần kỳ của atiso mà rất nhiều người đã sử dụng nó quá mức. Tuy nhiên ít ai để ý đến hậu quả xấu đối với cơ thể mà việc lạm dụng atiso mang lại.

Những lưu ý khi sử dụng atiso

Atiso rất tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, lạm dùng atiso, sử dụng atiso không đúng cách có thể gây ra những tác hại. Dưới đây là những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nếu quá lạm dụng atiso:

Gây hại gan, suy thận

Atiso có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, an thần và tạo cảm giác thoải mái cho người dùng. Tuy nhiên nếu như sử dụng atiso quá nhiều có thể khiến cho cơ thể trở nên mất cân bằng điện giải, tăng đào thải hoạt chất và làm giảm khả năng hấp thu các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, kali,… nhất là những người uống trà atiso thay nước uống hàng ngày sẽ gây hại cho thận và dễ dẫn đến suy thận hay nhuận gan quá mức dẫn đến những bệnh về gan.

Trà atiso nên sử dụng ơ mức độ vừa phải, phù hợp

Làm trướng bụng, khó tiêu

Do atiso có tác dụng tiết mật và co thắt túi mật để đẩy mật từ gan xuống ruột nên nếu chúng ta thường xuyên dùng hoặc dùng quá liều có thể gây co thắt toàn bộ cơ trơn của đường tiêu hóa. Đây chính là nguyên nhân gây ra trướng bụng, đầy hơi khó tiêu ở những người thường xuyên sử dụng atiso như nước uống. Theo Y học cổ truyền, atiso có tính lạnh nên không nên dùng cho những người có cơ địa tỳ vị hàn bởi sẽ gây nên ăn uống khó tiêu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Làm chán ăn

Trong atiso có chứa hàm lượng sắt cực cao, vì vậy khi uống nhiều trà atiso sẽ dẫn đến hiện tượng thừa sắt nhưng lại thiếu khoáng chất vi lượng cần thiết cho cơ thể như kẽm, crom,… Do sử dụng quá nhiều trà atiso có thể dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn,…

Nên sử dụng atiso như thế nào để có hiệu quả cao?

 

Cách sử dụng cao atiso

Theo các bác sĩ khuyến cáo, liều lượng thông thường dùng atiso là 10 – 20 gram sắc với nước nếu dùng tươi và khoảng 5 – 10 gram nếu dùng khô, các dạng bào chế trên thị trường cũng được sử dụng với liều lượng tương đương trong việc chống lại cholesterol máu cao.

Cách sử dụng đơn giản là lấy 20g lá phơi khô đun sôi với 1 lít nước trong 10 phút, uống dần trong ngày. Để có thể bảo quản và sử dụng lâu dài về sau, nước sắc thuốc này có thể đem đi cô trên bếp cho đến khi chỉ còn khoảng 20ml, sau đó bảo quản trong tủ lạnh. Mỗi ngày nên dùng 25 giọt trước khi ăn. Hoặc nếu dùng trà đóng gói, chỉ nên uống 2 – 3 túi mỗi ngày là đủ. Tốt hơn hết là nên sử dụng trà atiso liên tục trong vòng 10 ngày và ngưng hẳn cho đến khi sử dụng lần tiếp theo.

Trên đây là những điều chúng ta cần lưu ý khi sử dụng cây atiso. Hy vọng những thông tin về atiso trên đây mang lại điều bổ ích cho các bạn.

dotatloi

Sau mấy chục năm lăn lộn với việc sưu tầm nghiên cứu dược liệu, Đỗ Tất Lợi đã biên soạn được bộ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam xuất bản đến nay là lần thứ 11. Đây là một công trình nghiên cứu rất có giá trị ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Trên cơ sở cuốn sách này, năm 1968 Hội đồng chứng chỉ (khoa học) tối cao Liên Xô đã công nhận học vị Tiến sĩ khoa học cho dược sĩ Đỗ Tất Lợi. Năm 1983, tại Triển lãm hội chợ sách quốc tế Matxcơva, bộ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam được bình chọn là một trong bảy viên ngọc quý của triển lãm sách.

Bài viết liên quan