Công dụng thần dược của hồng hoa (nghệ tây)

Bạn đã biết hồng hoa (nghệ tây) là loại cây như thế nào chưa, có công dụng gì trong đời sống của chúng ta? Bài viết này sẽ gửi đến các bạn những thông tin thật bổ ích về một loại cây từ lâu được coi là thần dược trong Đông y mà ít ai biết đến.

Hồng hoa là gì?

Hồng hoa có tên khoa học là Carthamus tinctorius L, thuộc họ nhà cúc(Asteraceae). Cây thảo cao hơn 1m, thân cây nhẵn, đứng thẳng, có vạch dọc, trên có phần cành. Lá mọc so le gần như không có cuống bẹ. Đầu nhọn như gai, mép có răng cưa nhọn không đều. Lá mặt trơn màu xanh sẫm, gân chính giữa lồi cao. Cụm hồng hoa gồm nhiều hoa nhỏ, có màu đỏ cam, đẹp, tụ lại thành gù hình đầu, ở ngọn và chót cành có nhiều gai.

Hoa của hồng hoa có ống dài hình mũi tên, trên có 5 cánh đỏ như tua sợi, giữa hoa có nhụy màu vàng, kết quả vào dưới ống. Qủa bế hình trứng có 4 cạnh lồi. Mùa hoa nở rộ vào tháng 6 đến tháng 8. Mùa kết quả vào tháng 8 đến tháng 9. Hồng hoa có xuất xứ từ Tây Tạng (Trung Quốc), được trồng nhiều ở Hà Giang, Sa Pa nước ta vào mùa xuân, thu hoạch vào mùa hè lúc hoa đang nở cánh. Khi hoa chuyển từ vàng sang đỏ là bắt đầu người nông dân có thể thu hái nhụy hoa.

Cây hồng hoa (nghệ tây)

Theo Trung Quốc Dược học đại từ điển cây – Hồng hoa còn có các tên gọi khác: Hồng lam hoa, đỗ hồng hoa, mạt trích hoa, hồng hoa thái, tạng hồng hoa, kết hồng hoa, sinh hoa, tán hồng hoa, hồng lan hoa, thạch sinh hoa, đơn hoa, tiền bình hồng hoa, tây tạng hồng hoa, lạp hồng hoa, nguyên hồng hoa, hoàng lan hoa, dương hồng hoa…

Thành phần hóa học của hồng hoa

Theo các chuyên gia nghiên cứu, hồng hoa chứa từ 0,3-0,6% chất gluxit gọi là cactamin (carthamin) C12H22O11(một loại sắc tố hồng). Ngoài ra hồng hoa còn chứa một sắc tố vàng  C24H30O15 tan được trong rượu và nước. Cactamin là một chất có tinh thể màu đỏ, khi tác dụng với HCl lạnh sẽ cho isocactamin, thủy ngân sẽ cho glucoza và cactamidin.

Lá của hồng hoa chứa flavonoid khác: 7- glucoza của luteolin là chất hay gặp trong họ cúc. Qủa chứa nhiều protein- 15% và lipid-30%. Dầu chứa hơn 90% acylglycerol của các acid chưa no oleic từ 13-15%, linoleic từ 75%-79% và một lượng nhỏ các acyl glycerol của các acid no palmitic và stearic. Ngoài ra trong quả còn chứa trachelosid và 1 glycosid steroid.

Tác dụng của hồng hoa

  • Thần dược chữa được bách bệnh Hồng hoa có vị cay, tính ấm, quy kinh tâm và can, có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Từ lâu, hồng hoa được coi là thần dược chữa được bách bệnh. Hồng hoa có rất nhiều tác dụng như phá ứ huyết, sinh huyết mới, chữa chứng kinh nguyệt bế tắc, sản hậu ứ huyết, thai lưu trong bụng, chữa kinh nguyệt không đều, viêm buồng trứng, viêm phổi, viêm dạ dày… và một số bệnh thông thường khác.
  • Cải thiện thị lực: Hồng hoa có thể cải thiện lưu thông máu ở võng mạc mắt, bảo vệ tầng bên trong của lớp võng mạc. Có thể cải thiện việc thiếu máu ở võng mạc đối với những người bị nhãn áp cao làm tổn thương võng mạc mắt. Nghệ tây còn cung cấp hoạt chất nhóm carotenoid, tăng cường khả năng chống ôxy hóa, có tác dụng tích cực đối với những người già bị thoái hóa điểm vàng.
  • Làm đẹp dưỡng da: Dùng trà hồng hoa mỗi ngày từ 0,1-0,5g một thời gian sau bạn sẽ thấy da trở nên sáng đẹp, huyết khí điều hòa, mờ vết nám, tàn nhang. Dùng nghệ tây làm bột đắp mặt làm cho làn da mịn màng, sáng hồng tươi tắn.

 

dược liệu hồng hoa

Tác dụng dược lý của hồng hoa

  1. Nước sắc hồng hoa thí nghiệm trên tử cung cô lập và không cô lập của chuột, thỏ, mèo, chuột bạch và chó thấy có tác dụng kích thích lâu dài. Đối với ruột của các con vật đó cũng có tác dụng kích thích nhưng thời gian ngắn hơn.
  2. Nước sắc hồng hoa hạ thấp huyết áp của mèo và chó, làm tăng lên sự co bóp của tim, co nhỏ mạch máu thận và cơ trơn phế quản của chuột bạch.
  3. Người Trung Quốc từng làm thí nghiệm cao lỏng hồng hoa tác dụng lên tử cung cô lập chó, mèo và kết quả cho thấy dù tử cung con vật có thai hay không có thai, đều có tác dụng làm tăng sự co giãn và cuối cùng không co giãn được.

Một số bài thuốc thường dùng được chế biến từ hồng hoa

  1. Trị bệnh phụ khoa: Trị các chứng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ đối với mọi lứa tuổi, trị kinh bế, sau khi nhau không xuống.

Hồng hoa 10g đem sắc với rượu, ngày uống 3 lần, trị đau bụng kinh; hồng hoa 3g, ích mẫu thảo 15g, sơn tra 10g sắc uống trị sau khi sinh nhau máu xấu ra không hết.

  1. Trị đau sưng do chấn thương ngoại khoa: Hồng hoa, đào nhân, sài hồ, đương quy đều dùng với liều lượng 10g, đại hoàng 8g đem sắc lấy nước uống.
  2. Trị viêm loét thành tá tràng: hồng hoa 60g, đại táo 12 quả đem sắc với 300ml nước sạch. Khi còn lại 150ml đem hòa với 60g mật ong, uống đều đặn mỗi ngày 1 lần cho đến khi khỏi hẳn.
  3. Trị thối tai chảy nước vàng: Dùng 3g hồng hoa, 5g bạch phàm mang phơi khô, tán bột. Dùng bông chấm sạch lỗ tai rồi cho thuốc vừa tán vào sẽ khỏi. Có người chỉ dùng hồng hoa cũng khỏi
  4. Chữa chứng huyết vân sau sinh, ngực buồn bực: lấy một lượng nhỏ hồng hoa tán bột, sắc với rượu uống.
  5. Chữa chứng cổ họng sưng, tắc nghẹn: Vắt nước cốt lam hồng hoa uống, mỗi lần 1 chén cho tới khi khỏi hẳn.
  6. Bị nghẹn không ăn được: Người bị nghẹn không ăn được vào ngày tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) hái lấy đầu của hồng hoa, cho giấm rượu vào tẩm rồi đem sấy khô. Viên lại rồi mang tán bột, trộn với giấm rượu mang chưng cách thủy, nuốt dần khi đang nóng.
  7. Chữa nhiệt thai lưu trong bụng mẹ: Hồng hoa và 1 ít đồng tiền sắc lấy nước cốt uống khi đang nóng, thai bị đẩy ra ngoài.
  8. Phòng bệnh đậu mùa: Dùng yên chỉ chính- một sản phẩm được chế từ hồng hoa bôi lên vùng quanh mắt, chống được sự lây lan của bệnh.
  9. Chữa bệnh đậu mùa, đậu đinh: Hồng hoa, trân châu, băng phiến tán bột mịn, nặn hết máu độc rồi rắc thuốc lên băng lại.
  10. Trị viêm da thần kinh: dung dịch hoa hồng phong bế bôi ngoài da sẽ khỏi.

Trên đây là một số thông tin về hồng hoa, các bạn có thể thấy, đây là một loài cây thật giản dị nhưng lại có rất nhiều công dụng. Nếu thực sự bạn chưa biết gì về loại thảo dược này thì hãy đọc thêm những bài viết khác về hồng hoa của chúng tôi nhé!

Bài viết liên quan