Đặc Điểm, Công Dụng Của Nấm Ngọc Cẩu

Đặc Điểm, Công Dụng Của Nấm Ngọc Cẩu

Nấm ngọc cẩu là một loại nấm kỳ lạ từ cái tên đến hình dạng. Trong những năm gần đây, loại nấm này được săn lùng ráo riết để làm phương thuốc chữa bệnh. Muốn có cái nhìn rõ hơn về đặc điểm và công dụng của nấm ngọc cẩu xin mời các bạn cùng tham khảo những thông tin thú vị từ loại cây quý này.

Nấm ngọc cẩu có khá nhiều tên gọi khác nhau như: tỏa dương, hoa tuyết sơn, cây dó đất , ở một số tỉnh thuộc Bắc bộ chúng còn được gọi bằng cái tên “pì lìn”…

Danh xưng khoa học là Balanophoraceae.

 Nấm ngọc cẩu tươi.

Đặc điểm sinh học của nấm ngọc cẩu

Nấm ngọc cẩu là loại cây sống kí sinh trên thân hay rễ của các loại cây thân gỗ lớn. Đây là loài thảo dược nửa nấm nửa cây.Toàn thân cây nấm màu nâu đỏ, củ sần sùi và không có lá. Phần ruột nấm chứa nhiều tinh bột. Hình dạng của nấm hệt như của quý của loài chó có lẽ vì thế mà nó được gọi với cái tên nấm ngọc cẩu.

Loại thảo dược này có cả hoa đực và hoa cái. Hoa đực hình trụ khoảng 15cm, hoa cái lại chỉ dài khoảng 2-4cm. Còn những cây nấm đã già thì ra hoa màu trắng và trước khi hết vòng đời, trông chúng có hình dạng như bắp ngô. Loại cây này tái sinh bằng cách đẻ nhánh và có mùi hôi đặc biệt.

Nấm ngọc cẩu thường mọc vào mùa mưa, đến tháng 9 thì thân đã phát triển bằng cổ tay hoặc ngón chân cái, đó cũng là lúc thu hoạch được. Đến hết tháng 10, thì củ nấm sẽ lụi tàn, vùi vào lòng đất, sang năm khi có mưa cây lại mọc lên.

Nấm ngọc cẩu

Theo như tìm hiểu thì nấm ngọc cẩu cũng chia ra thành hai loại nấm đực và nấm cái. Nấm đực thường có màu đỏ, bắp to, vỏ trơn và không có lớp màng bao bọc. Nấm cái thường có những hoa màu trắng mọc lấm tấm ở khu vực xung quanh của củ nấm. Người ta thường nói rằng, khi dùng thì nên sử dụng cả hai cây nấm này sẽ mang lại tác dụng tốt hơn.

Sự phân bố nấm ngọc cẩu

Nấm ngọc cẩu phát triển tốt ở các vùng núi cao trên 1500m, với điều kiện khí hậu thoáng mát, đặc biệt là ở những nơi có khí hậu lạnh quanh năm như Tây Côn Lĩnh, Hoàng Liên Sơn. Ngoài ra, nấm ngọc cẩu còn xuất hiện chủ yếu ở các khu vực miền núi phía Bắc nước ta như: Tuyên Quang, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Hòa Bình ,Yên Bái, …

Thành phần hóa học của nấm ngọc cẩu

Nấm ngọc cẩu có thành phần hóa học chủ yếu là chất béo, tinh dầu, cùng hoạt chất protodioscin giúp kích thích nhu cầu tình dục của nam giới.

Bộ phận dùng của nấm ngọc cẩu

Người ta sử dụng toàn cây nấm ngọc cẩu để làm thuốc. Người dân thường đào cả cụm nấm về rửa sạch đất cát để ráo nước và dùng ngâm rượu. Nấm còn được phơi khô hoặc sấy khô để bảo quản dùng được lâu hơn. Khi thu hái người dân chỉ lấy một phần, còn để lại vài nhánh để cây tiếp tục phát triển.

Nấm ngọc cẩu khô

Tác dụng của nấm ngọc cẩu

Theo nghiên cứu, nấm ngọc cẩu chứa nhiều hoạt chất quý góp phần hỗ trợ điều trị các bệnh sau đây:

  • Nấm ngọc cẩu giúp bổ thận, tráng dương và bổ máu.
  • Nấm ngọc cẩu thông tiểu, kích thích đường tiêu hóa.
  • Nấm ngọc cẩu chữa đau lưng, nhức mỏi tay chân.
  • Nấm ngọc cẩu chữa liệt dương, yếu sinh lý ở đàn ông.
  • Nấm ngọc cẩu trị rối loạn cương dương ở nam giới.
  • Nấm ngọc cẩu nâng cao năng lực tình dục, tăng cường sinh lực phái mạnh.
  • Nấm ngọc cẩu tăng cường sinh lý nữ, trị nám da, tàn nhang, tiêu khối u lành trong cơ thể.
  • Nấm ngọc cẩu giúp phục hồi sức khỏe phụ nữ sau khi sinh.

Một số bài thuốc từ nấm ngọc cẩu

  1. Món ăn hỗ trợ tráng dương

Nguyên liệu: Nấm ngọc cẩu khô 5g, nhục thung dung 5g, thịt dê 50g, bột mì 200g

Cách làm: Cho nấm ngọc cẩu và nhục thung dung vào sắc chung với nhau. Sau đó gạn lấy nước để nhào bột mì cho dẻo và đều tay rồi cán mỏng và vắt thành sợi dài. Nấu mì này với thịt dê ăn hàng ngày sẽ có hiệu quả rõ rệt.

  1. Bài thuốc chữa xuất tinh sớm

Nguyên liệu : Nấm ngọc cẩu 20g, đỗ trọng 30g, thục địa 30g, gừng 15g, đuôi lợn 150g, đại táo 8 quả.

Cách làm : Rửa sạch và giã nát các vị thuốc, làm sạch đuôi lợn, cho tất cả vào nồi cùng hầm với lửa nhỏ trong thời gian khoảng 2-3 tiếng cho nhừ, sau đó chia thành các bữa nhỏ để dùng dần. Ngoài tác dụng chữa xuất tinh sớm, bài thuốc này còn dùng với những người bị rụng tóc, người tinh dịch loãng, giảm ham muốn tình dục,…

Canh nấm ngọc cẩu

  1. Bài thuốc chữa liệt dương

Nguyên liệu : Ngấm ngọc cẩu 20g, quả dâu tằm chín 20g, mật ong khoảng 1 thìa nhỏ.
Cách làm: Tán nhỏ nấm ngọc cẩu và quả dâu tằm, đem hỗn hợp này hãm trong nước sôi cùng với mật ong. Sau 15 phút có thể đem ra dùng, uống thay nước hàng ngày. Tuy nhiên người bị tiêu chảy thì không nên dùng.

  1. Bài thuốc chữa hoạt tinh, di tinh, sinh lý yếu

Nguyên liệu: Nấm ngọc cẩu 120g, tang phiêu tiêu 120g, long cốt 40g, bạch phục linh 40g.

Cách làm: Tán mịn các vị thuốc trên, chia 2 lần uống trong ngày cùng với nước sôi nguội, mỗi lần uống từ 15-20g thuốc.

  1. Bài thuốc bổ thận, chữa đau nhức xương khớp.

Nguyên liệu: Nấm ngọc cẩu 16g, hoàng bá 16g, hoàng cầm 16g, quy bản 16g, đỗ trọng 16g, tri mẫu 16g, ngưu tất 16g, địa hoàng 8g, đương quy 8g.
Cách làm : Tán mịn các vị thuốc trên, trộn với rượu và viên thành các viên nhỏ, mỗi ngày dùng 2 viên chia làm 2 bữa sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

  1. Các món ăn bổ thận dương, ích tinh huyết

Nguyên liệu: 2 quả thận lợn, hành, gừng tươi.

Cách làm: Thận bổ dọc làm sạch chất hôi bên trong với nước gừng tươi. Sau đó rắc bột nấm ngọc cẩu tán nhỏ vào giữa, dùng lá hành cuốn lại đem hấp chín để ăn

Một món ăn khác cũng có tác dụng tương tự:

Nguyên liệu: Nấm ngọc cẩu 20g, đảng sâm 50g, ngũ vị tử 20g, hoài sơn 50g,
1 con gà trống nhỏ.

Cách làm: Gà làm sạch, mổ moi. Cho tất cả các vị thuốc kể trên vào trong thân gà khâu lại và đem hấp cách thủy. Chia làm 2 lần ăn trong ngày, 1 tuần ăn 1 lần. (có thể thay thế gà bằng dạ dày lợn cũng rất ngon và bổ).

Trên đây là một số bài thuốc bổ thận, tráng dương rất hữu ích từ nấm ngọc cẩu không chỉ đem lại niềm tự hào cho phái mạnh mà còn mang đến niềm vui cho chị em. Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều cách chế biến nấm ngọc cẩu khác cho phù hợp với mục đích sử dụng của mình nhé!

Bài viết liên quan