

Bệnh tiểu đường mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” bởi mức độ nguy hiểm của nó chỉ đứng sau ung thư và bệnh tim mạch. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu về y học cổ truyền đã tìm ra phương thuốc đặc biệt hiệu quả từ thiên nhiên thay vì các cách chữa trị hiện đại – đó là dây thìa canh.
Dây thìa canh là cây gì và đặc điểm của loài cây này
Dây thìa canh là một loại cây thân thảo thuộc chi Lõa ti – họ Thiên lý, còn có tên gọi khác là dây muôi hay lõa ti rừng. Thìa canh có nguồn gốc bản địa ở miền nam và miền trung Ấn Độ. Ngoài ra cây còn xuất hiện ở một số quốc gia khác như Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia,v.v…
Dây thìa canh trong tự nhiên
Dây thìa canh có chiều dài trung bình từ 6–10 m, trong cây có nhựa mủ màu trắng. Thân cây khi non có màu xanh phủ lông mịn, khi già chuyển thành màu nâu và có lỗ. Lá thìa canh có phiến hình bầu dục, trứng ngược, dài từ 6–7 cm, rộng 2,5–5 cm, đầu nhọn, gân phụ 4-6 cặp, rõ ở mặt dưới và nhăn lại lúc khô, cuống lá dài khoảng 5–8 mm. Hoa thìa canh nhỏ, màu vàng, xếp thành sim dạng tán ở nách lá, đài có lông mịn và rìa lông. Quả đại dài 5,5 cm và mỗi quả thường có 40 hạt dẹp nhỏ.
Thìa canh đơm hoa vào tháng 7 và kết trái vào tháng 8. Cây được gọi là thìa canh bởi khi chín quả của cây rụng xuống và tách đôi giống 2 chiếc thìa.
Tác dụng của dây thìa canh:
Dây thìa canh không chỉ có hoạt chất GS4 mà còn có Acid gymnemic giúp kích thích sản sinh tế bào Beta của tuyến tụy, từ đó sản sinh và tăng hoạt lực của Insulin giúp cơ thể tái thiết lập lại khả năng cân bằng đường huyết tự nhiên. Loại axid này ngoài khả năng ức chế hấp thu đường ở ruột không cho đường từ ruột vào máu và còn có tác dụng ức chế gan tân tạo Glucose vào máu, đồng thời kích thích các enzyme chịu trách nhiệm tiêu thụ và sử dụng đường tại các mô cơ. Vì vậy, hoạt chất này trong dây thìa canh giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
Dây thìa canh rất hiệu quả trong việc trị bệnh tiểu đường
Ngoài ra trong dây thìa canh còn chứa Peptide gumarin. Khi ăn lá dây thìa canh tươi thì Peptide lấp đầy thụ thể lưỡi làm lưỡi không hấp thu được đường Glucose gây cảm giác mất vị ngọt. Tuy nhiên tác dụng này không còn khi dây thìa canh được nấu chín hoặc phơi khô.
Như đã nói ở trên, trong dây thìa canh có hợp chất GS4 và các chất như α và β- chlorophylls, anthraquinone, acid tartaric, phytin, flavone,v.v… ngoài hỗ trợ điều trị tiểu đường thì rất có lợi cho sức khỏe:
- Dây thìa canh giúp hạ và ổn định đường huyết, huyết áp (tuy nhiên đối với người bình thường đường huyết không cao thì không có tác dụng giảm đường huyết hay huyết áp) và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường (có thể gây tàn phế hoặc tử vong).
- Thìa canh có tác dụng chữa long đờm cho người bị cảm cúm.
- Sử dụng thìa canh để kích thích hệ tuần hoàn và tim hoạt động tốt.
- Dùng cả cây bỏ rễ và quả để trị phong tê thấp, viêm mạch máu.
- Tiếp theo là làm tiết thêm số lượng insulin của tuyến tụy và tăng cường hoạt lực của insulin.
- Dây thìa canh còn có tác dụng hạ lipid máu, giảm mỡ và cholesterol trong máu, ngăn xơ vừa động mạch máu.
- Kích thích dạ dày, lợi tiểu, bổ dưỡng cũng là một công dụng của thìa canh.
- Đặc biệt dây thìa canh làm ức chế thần kinh cao hơn là thuốc hóa học.
Cây thìa canh thường được dùng để trị chứng đái tháo đường. Chỉ với 4g lá thìa canh khô đủ để làm ngưng tăng glucose trong máu. Lá cây cũng được dùng làm thuốc kích thích hệ tiêu hoá hoặc tán thành bột để chống độc. Ở Ấn Độ, trong dược điển của họ có ghi dây thìa canh được sử dụng từ 2000 năm trước để trị chứng “Nước tiểu ngọt như mật”. Ngoài ra, người ta tán lá thìa canh khô thành bột đắp lên vết rắn cắn và uống nước sắc để thải độc rắn. Còn ở Trung Quốc, người ta dùng cả cây thìa canh bỏ rễ và quả để làm thuốc trị viêm mạch máu, phong thấp tê bại, rắn độc cắn, bệnh trĩ và các vết thương do dao, đạn.
Cách chế biến dây thìa canh:
Thông thường để phòng, hỗ trợ bệnh tiểu đường và nhiều chứng bệnh khác thì chỉ cần dùng 50g dây thìa canh khô sắc cùng với 2 lít nước, đun cho đến khi còn lại một nửa. Chia số thuốc đã đun được làm 3 phần và uống trước hoặc sau khi ăn 30 phút. Nên kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện thể dục hợp lý để nâng cao hiệu quả điều trị.
Khi bị rắn độc cắn nên giã lá thìa canh đắp trực tiếp lên vết thương kết hợp uống nước lá thìa canh để thải độc.
Dây thìa canh sấy khô để sử dụng lâu dài
Ngoài ra, để diệt chấy rận bằng cách đun nước lá thìa canh để gội đầu rất hiệu quả.
Cách hãm nước dây thìa canh tương đối đơn giản. Giống như hãm nước chè xanh, rửa sạch dây thìa canh, đổ nước sôi vào bình hãm và đổ nước đó đi. Sau đấy cho thêm khoảng 1 lít nước sôi ngâm khoảng 30-45 phút là sử dụng được. Cách này thuận tiện với những người bận rộn và có thể mang đi xa.
Dây thìa canh cũng có thể sử dụng bằng cách sắc nước. Rửa sạch lá rồi cho vào nồi đun với 1,5-2 lít nước tùy nhu cầu sử dụng của từng người. Đun đến khi nào sôi thì cho nhỏ lửa đun và thêm khoảng 15 phút nữa để các dưỡng chất trong dây thìa canh ra hết là sử dụng được.
Ngoài ra, có thể dùng phối hợp với các loại thuốc, thực phẩm chức năng cùng có tác dụng hỗ trợ bệnh tiểu đường mà không gây tác dụng phụ. Giảo cổ lam, mướp đắng hay nấm linh chi đều là các loại thảo dược rất tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường, người bệnh có thể dùng chung với các loại thực phẩm trên để tăng hiệu quả điều trị.
Chú ý sử dụng dây thìa canh hiệu quả nhất là sau bữa ăn tầm 20 phút. Đây là thời điểm hợp lý nhất bởi sau khi nạp năng lượng bằng thức ăn thì lượng đường trong máu tăng lên, lúc này uống nước thìa canh giúp ổn định đường huyết trong máu. Tuy là thảo dược lành tính nhưng không có nghĩa là được dùng thoải mái không cần liều lượng. Lượng dây thìa canh sử dụng trong ngày chỉ khoảng 40g. Nếu sử dụng quá lượng quy định, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng hạ huyết áp và hạ đường huyết khiến cơ thể mệt mỏi, váng đầu, chóng mặt.
Như vậy, dây thìa canh có rất nhiều tác dụng đặc biệt là trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, cần sử dụng thảo dược một cách hợp lý, không nên lạm dụng thuốc bừa bãi, kết hợp với chế độ ăn uống và tập thể dục lành mạnh để đạt hiệu quả tốt nhất.