

Đinh lăng là một trong những loài cây quen thuộc với người Việt Nam. Bạn có biết ngoài việc dùng lá đinh lăng để ăn như một loại rau thì cây đinh lăng còn được ví như nhân sâm của người Việt?
Đặc điểm của cây đinh lăng
Cây đinh lăng
Đinh lăng còn có tên là cây gỏi cá, nam dương sâm, tên khoa học là Polyscias fruticosa, Panax fruticosum, Panax fruticosus là một loài cây nhỏ thuộc chi Đinh lăng (Polyscias) của Họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Cây đinh lăng được trồng làm cảnh, thức ăn hay làm thuốc trong y học cổ truyền. Cây đinh lăng thuộc cây thân bụi có khả năng mọc xanh tốt quanh năm, chiều cao của cây từ 0, 5 đến 2m.
Cây đinh lăng thuộc họ lá mọc cách, kép lông chim 2-3 lần
Chiều dài lá thường từ 20-40 cm
Những lá chét thường chia thùy nhọn không đều, mặt trên của lá có màu xanh, phần dưới của lá thường bóng hơn.
Phần gốc lá và phiến là có hình dáng thuôn nhọn.
Hoa đinh lăng thường mọc thành cụm, tụ lại ở phía đầu của ngọn cành. Hoa đinh lăng thường là hoa lưỡng tính. Kích thước hoa nhỏ.
Quả đinh lăng thuộc dạng quả hạch, có hình bầu dục với chiều dài khoảng 4 đến 6 mm, chiều rộng khoảng 3 đến 4 mm. Trên đỉnh quả thường có vẫn còn lại vòi nhụy mọc choãi ra. đài vẫn còn. Quả đinh lăng thường có màu xanh đậm, trên vỏ quả có xuất hiện những nốt tròn có màu xanh nhạt.
Cây đinh lăng được dùng chủ yếu là phần lá và rễ. Lá được hái, sử dụng quanh năm. Rễ đinh lăng được thu hái vào mùa đông, ở những cây đã có từ 4-5 tuổi trở lên, cỡ độ tuổi này, rễ mới có nhiều hoạt chất. Khi đào lấy rễ, rửa sạch, cắt bỏ phần rễ sát với góc thân. Rễ nhỏ thì dùng cả, nếu rễ to thì dùng phần vỏ rễ. Đối với những cây đinh lăng có tuổi thọ từ 60 năm trở nên thì nó được ví có tác dụng như nhân sâm.
Thành phần dược liệu
Rễ cây đinh lăng
Nhựa trong thân và rễ (củ) đinh lăng có các alcaloit, glucoside, saponin, tannin. Flavononid, vitimin B1 và các axit amin tối cần thiết. Trong đó có lysin, cystein và methionin, một số chất vi lượng khác. Theo kết quả nghiên cứu dược lý và dược liệu, giải phẫu bệnh lí của Viện Y học Quân sự Việt Nam, chiết xuất của cây đinh lăng có các tác dụng sau:
- Tăng sức dẻo dai của cơ thể, có tức dụng như nhân sâm, tam thất.
- Giảm trọng lực cơ tim, làm tim co bóp chậm, huyết áp giảm.
- Tăng cường hô hấp.
- Làm tăng co bóp tử cung nhẹ.
Cây đinh lăng lá nhỏ được coi là “cây sâm của người nghèo” bởi tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của nó. Lá của cây đinh lăng thường được dùng dưới dạng thuốc sắc uống, rượu ngâm hoặc tán thành bột để chữa các chứng ho, đau tức vú, tắc tia sữa, làm lợi tiểu, chữa kiết lị, làm thuốc tăng lực, chữa chứng suy nhược cơ thể.
Rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng. Trong y học cổ truyền thời xưa, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã dùng rễ đinh lăng sao vàng, hạ thổ, dùng sắc cho phụ nữ uống sau sinh nở để chống đau dạ con và làm tăng tiết sữa cho con bú.
Trong rễ cây đinh lăng có chứa saponin có tác dụng như nhân sâm, nhiều vi tố B1. Ngoài ra, rễ đinh lăng còn chứa 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Nhờ đó đinh lăng có tác dụng giúp tăng cường trí nhớ, tăng sức đề kháng.
Thu hoạch và sơ chế
Cây đinh lăng là dược liệu quý nên có thể thu hoạch toàn bộ các bộ phận như: lá, vỏ thân và rễ.
Cây đinh lăng có thể thu hoạch vào cuối thu năm thứ 3, nhưng tốt nhất nên thu hoạch sau 5 năm. Rễ và thân cây rửa sạch để ráo nước, sau đó phân loại thành từng loại khác nhau dựa vào đường kính của thân, rễ.
Sau khi phân loại có 2 cách để sơ chế, bảo quản. Cách 1 ta có thể để nguyên thân, rễ đem phơi hoặc sấy khô. Cách 2 thái lát sau đó phơi khô, sấy đến khi khô giòn.
Sau khi phơi hoặc sấy khô ta cho vào túi li lông sạch đóng gói tránh bị ẩm mốc. Vỏ, thân, rễ đinh lăng sau khi sơ chế có thể sử dụng được 2 năm.
Tác dụng của đinh lăng dùng để chữa bệnh
Công dụng lá đinh lăng
Được hái, sử dụng quanh năm. Người ta thường dùng lá như là loại rau ăn kèm, đặc biệt khi ăn gỏi cá. Đối với phụ nữ đang trong thời kì cho con bú, dùng lá đinh lăng đun nước uống có tác dụng lợi sữa, sữa đặc và thơm, rất tốt cho bé. Còn đối với người bình thường đun nước lá đinh lăng tươi uống có tác dụng thanh nhiệt, mát gan. Cách khác chúng ta có thể rửa sạch lá đinh lăng đem phơi qua một nắng rồi đem sao vàng, dùng dần để sắc nước uống rất tốt. Nhiều bà mẹ còn phơi khô lá đinh lăng để lót gối hoặc trải giường cho con nằm để tạo mùi thơm, chống giật mình và giấc ngủ tốt.
Tác dụng củ đinh lăng:
Thái nhỏ, phơi khô chỗ râm mát, thoáng gió để đảm bảo giữ được mùi thơm của dược liệu và giữ được các hoạt chất của rễ. Khi dùng để nguyên rễ hoặc tẩm rượu gừng 5% rồi sao qua, tẩm thêm 5% mật ong rồi sao vàng thơm.
rễ cây đinh lăng ngâm rượu
Rễ đinh lăng được dùng:
- Ngâm rượu
- Tán làm thuốc bột hoặc thuốc viên
- Làm thuốc hãm
- Làm cao đinh lăng
Một số đơn thuốc chứa thành phần cây đinh lăng. Đinh lăng được dùng phối hợp trong các bài thuốc:
- Chữa liệt dương, di tinh, mộng tinh
- Chữa nóng sốt lâu ngày
- Chữa bệnh viêm gan mãn tính
- Chữa bệnh thiếu máu
- Chữa đau nhức tay chân, phong thấp
- Phụ nữ tắc sữa, giúp tăng lượng sữa cho con bú
- Chữa ho, viêm mãn tính
Một số lưu ý khi sử dụng đinh lăng làm thuốc
nhựa nhiều nhất ở phần vỏ. Người ta thường thu hái đinh lăng vào mùa đông, trên những cây trồng từ 3 tuổi trở lên. Khai thác non hàm lượng hoạt chất ít không đảm bảo chất lượng làm thuốc. Những củ rễ quá to, quá già thì chỉ dùng lấy phần vỏ của rễ củ, loại bỏ phần lõi cứng bên trong; nếu củ nhỏ thì mới dùng hết cả.
Cũng là dược chất, chiết xuất của đinh lăng cũng có liều lượng dùng và liều gây độc. Trên chuột, liều chết LD 50 của đinh lăng là 32,9g/kg (nhân sâm 16,5g/kg, ngũ gia bì 14,5g/ kg). Ở liều độc gây xung huyết ở gan, tim, phổi, dạ dày, ruột. Saponin trong đinh lăng có thể gây huyết tán (vỡ hồng cầu). Ở người, uống quá nhiều đinh lăng sẽ bị say, mệt mỏi, tiêu chảy…
Đinh lăng là một dược liệu quý, tuy nhiên việc sử dụng đinh lăng vào việc chữa các bệnh cần đúng liều lượng và có cách sử dụng đúng cách để đem lại hiệu quả cao nhất.