Gạo lứt – Bí quyết sống khoẻ mỗi ngày

Gạo lứt là loại gạo không còn lạ lẫm và được sử dụng nhiều, nhất là chị em phụ nữ. Nhưng không phải ai cũng biết hết công dụng của chúng đối với sức khỏe.

Đặc điểm nhận diện gạo lứt

Gạo lứt khác gạo thường chủ yếu ở màu vỏ. Loại gạo này có màu hơi tím và thon dài. Chúng có lớp màng bao bọc bên ngoài.

Nhiều nơi còn gọi gạo lứt với cái tên thân thương khác đó là gạo lật, gạo rầng… Đây là loại gạo thường được xay bỏ phần vỏ trấu còn vẫn giữ nguyên lớp màng và rất tốt cho con người cả về chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe.

Thành phần dinh dưỡng chính của gạo lứt là gì?

Khi nghiên cứu về loại gạo này, các chuyên gia đã chỉ rõ: Gạo lứt có hàm lượng dinh dưỡng cao, trong đó chủ yếu là bột, đạm, chất béo và chất xơ, nhóm vitamin B, nguyên tố vi lượng như natri, kali, canxi….

Không những thế, lớp cùi gạo lứt còn chứa tới 120 chất chống oxy hóa như CoQ10, SOD, axit alpha-lipoic, tocotrienol, IP6, selen, lutein,…. Đây được xem là một trong những tố cần thiết giúp cơ thể bảo vệ các tế bào thoát khỏi sự ảnh hưởng từ gốc tự do.

Vậy công dụng chính của gạo lứt đối với sức khỏe con người là gì?

Gạo lứt có nhiều công dụng nên được các chuyên gia khuyên dùng thường xuyên. Trong số những vai trò đem lại, chúng tôi sẽ giúp bạn điểm qua một số công dụng chính như sau:

  • Thứ nhất: Tốt cho người bệnh tiểu đường

Khi bị bệnh tiểu đường nên ăn nhiều gạo lứt

Theo thống kê, mỗi năm thế giới có khoảng 180 triệu người mắc phải căn bệnh tiểu đường. Riêng tại Việt Nam, con số thống kế này lên tới 6 triệu người. Trong khi đó, lớp màng gạo lứt có chức năng kiểm soát chỉ số glucose trong máu, cải thiện sự tổng hợp insulin tốt. Chính vì thế, dù ở người bệnh tiểu đường tuýp 1 hay tiểu đường tuýp 2 bạn cũng nên sử dụng loại gạo này thường xuyên để hỗ trợ điều trị và đẩy lùi bệnh.

Trên hết, các Vitamin nhóm B, protein, crom, chất xơ, chất chống oxy hóa,… trong gạo lứt đều có vai trò tích cực trong quá trình chuyển hóa glucose. Nhờ đó, khi nói tới gạo lứt là người ta nói tới khả năng kiểm soát, ổn định chỉ số glucose trong máu hiệu quả ở người bệnh tiểu đường.

  • Thứ hai: Giảm cholesterol

Tại sao lại nói gạo lứt có tác dụng giảm cholesterol? Nguyên nhân chính là bởi loại gạo này có chứa nhiều chất xơ, carotenoid, axit omega-3, IP6. Đặc biệt, gạo lứt có khả năng làm giảm cholesterol, triglyceride và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay nguy cơ  đột quỵ hoặc các tai biến từ bệnh tim mạch.

Đó là lý do vì sao bạn không nên bỏ qua loại gạo này hàng ngày. Hãy chú ý chế biến để giúp bảo vệ tối đa sức khỏe.

  • Thứ ba: Tăng sức đề kháng

Hàm lượngsterol và sterolin có trong gạo lứt khá lớn nên giúp cơ thể có thể ngăn chặn được sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại từ bên ngoài môi trường cũng như loại bỏ các virut, đặc biệt là làm chậm quá trình lão hóa. Thế nên, nếu bạn đang yếu mệt thì hãy sử dụng loại gạo này để tăng hệ miễn dịch nhé.

  • Thứ tư: Giảm nguy cơ mắc ung thư

Đây là một trong những chức năng khá lớn mà được nhiều người chú trọng. Bởi gạo lứt có hàm lượng Polyphenol, tocotrienol lớn nên kìm hãm sự sản sinh nhanh các tế bào gây nguy cơ ung thư.

Đặc biệt, nếu cơ thể hấp thụ được nhiều chất xơ cao và IP6 ở gạo lứt hàng ngày thì sẽ giảm được đáng kể nguy cơ mắc các bệnh ung thư vú, ung thư ruột kết, ung thư gan. Đồng thời, các chất xơ sẽ cản trở sự phát triển mạnh mẽ của các khối u cũng như estrogen trong đường ruột và ngăn không cho nó tái hấp thu trong máu.

  • Thứ năm: Tốt cho hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa rối loạn sẽ khiến cơ thể thường xuyên mệt mỏi và ảnh hưởng tới sức khỏe. Chính vì thế, để bộ máy hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bạn cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, kết hợp với đó ăn nhiều gạo lứt. Bởi gạo lứt có tác dụng tránh hiện tượng rối loạn tới mọi người ở mọi lứa tuổi.

  • Thứ sáu: Giải độc cơ thể do các chất độc hại

Cơ thể mỗi ngày bị tích tụ nhiều độc tố hóa học. Bạn cần loại bỏ chúng từ nhiều giải pháp khác nhau. Trong đó, axit alpha Lipioc trong gạo lứt là một trong những gợi ý tốt để bạn có thể loại bỏ được mau lẹ các độc tố có trong cơ thể.

  • Thứ bảy: Tăng cường chức năng gan

Gan là cơ quan quan trọng trong cơ thể có chức năng lọc thải các độc tố. Vì thế nếu gan bị “ốm” cơ thể sẽ ốm yếu, da vàng xanh, mắt vàng. Hãy quan sát những biểu hiện đó để có thể sớm điều trị bệnh. Trong số các giải pháp, ăn nhiều gạo lứt, bạn sẽ có thể hỗ trợ quá trình giải độc gan nhờ có hàm lượng Inositol, Phospholipid và Vitamin nhóm B lớn.

Duy trì ăn nhiều gạo lứt bạn sẽ giúp gan được giảm gánh nặng đáng kể và tăng cường chức năng gan.

  • Thứ tám: Chữa sỏi thận

Hỗ trợ chữa sỏi thận hiệu quả từ gạo lứt

Nếu nhịn tiểu hay ăn uống không hợp lý sẽ khiến nguy cơ sỏi thận dễ mắc phải. Chính vì thế, hãy khắc phục điều đó từ gạo lứt vì chúng có hàm lượng caxi cao giảm được tối đa nguy cơ sỏi thận, giảm phát triển sỏi thận.

Ngoài thành phần trên, gạo lứt còn có hàm lượng Vitamin K, IP6 cao nên giúp cho việc vận chuyển canxi vào xương, ngăn cản quá trình kết tinh oxalate canxi ở đường tiết niệu.

  • Thứ chín: Cải thiện thị giác tốt

Lượng Lutein và zeaxanthin có trong gạo lứt giúp con người cải thiện mau chóng thị lực. Đặc biệt hàm lượng omega-3, omega-6, omega-9 và axit folic từ gạo lứt  làm tăng độ sáng trong của đôi mắt. Vậy nên, không chỉ người trẻ mà cả những người trung niên bị thị lực yếu cũng được khuyên dùng.

  • Thứ mười: Tăng cường trí nhớ cho con người

Những người hay quên nên ăn nhiều gạo lứt vì chúng không chỉ giúp giảm nhanh vấn đề đau đầu mà còn cải thiện tinh thần, tăng cường trí óc. Thành phần CoQ10 trong gạo lứt giúp bạn tăng khả năng giảm nhanh triệu chứng của cơn đau nửa đầu và trí nhớ tốt hơn.

Trên đây là một số thông tin hữu ích giúp bạn thấy rõ tác dụng của gạo lứt.Chỉ cần biết cách chế biến gạo lứt bổ sung hàng ngày bạn có thể giúp cơ thể không những cải thiện được sắc đẹp mà còn tăng cường sức khỏe, chăm sóc vóc dáng đẹp và thể lực tốt mỗi ngày.

Hãy tham khảo thêm các cách chế biến gạo lứt để có thể bổ sung được tốt nhất cho cơ thể nhé. Chúc các bạn có sức khỏe tốt!

Bài viết liên quan