Hoa hòe – Vị thuốc giải nhiệt

Hoa hòe là cây thuốc nam, quí, trong  y học cổ truyền sử dụng rất nhiều, nó có nhiều tác dụng cho sức khỏe con người. Không phải ai cũng biết tới cây hoa hòe về đặc điểm, thành phần dinh dưỡng, tác dụng và cách sử dụng, cách bảo quản của các bài thuốc từ cây hoa hòe.

Đặc điểm cây hoa hòe

Đặc điểm cây hoa hòe là gì?

Tên thường gọi: Cây hòe mễ, cây hòe, cây hoa hòe. Cây Hoa hòe còn được gọi là cây “lộc”, là một trong ba loại cây được người xưa coi trọng nhất. Họ luôn coi đó là biểu tượng của sự giàu sang phú quý.

Tên khoa học: Styphnolobium Japonicum thuộc họ cành bướm.

Hoa hòe có đặc điểm về thân, cành, lá, hoa và quả như sau:

  • Thân cây: Thân cây hoa hòe là một trong những cây thân gỗ đẹp giống loại cây to như cây sấu, cao có thể lên đến 15 mét, thân thẳng.
  • Cành cây hoa hòe: cành cong queo.
  • Lá cây hoa hòe: chỏm lá tròn, lá kép.
  • Hoa cây hoa hòe: Cụm hoa hình chùy ở đầu cành, nụ hoa hình trứng, tràng hoa hình bướm màu trắng, đài hoa hình chuông, màu vàng xám. Hoa hòe chưa nở có chiều dài từ 4mm – 10mm, đường kính 2mm – 4 mm, cánh hoa chưa nở màu vàng, mùi thơm, vị hơi đắng. Hoa hòethường có hai loại: Hoa hòe nếp và hoa hòe tẻ. Sở dĩ phân biệt như vậy bởi cây hòe có 2 loại hoa có hình dạng khác nhau. Một loại có hoa lớn và tròn, một loại có hoa dài và thon, màu ngà.
  • Cuống cây hoa hòe: Hoa hòe có cuống nhỏ, ngắn, một đầu hơi nhọn, dài 3 – 6mm, rộng 1 – 2mm màu vàng xám.
  • Quả cây hoa hòe: Quả hòe loại đậu, không mở, dày và thắt nhỏ lại ở giữa các hạt.

Đặc điểm nổi bật lá và hoa của cây hoa hòe

Nguồn gốc và phân bố

Cây Hoa Hòe là cây bản địa Đông Á (chủ yếu là Trung Quốc; và như tên gọi Latin, nó được di thực đến Nhật Bản).

Tại Việt Nam: Hoa hòe mọc hoang và được trồng khắp nơi ở nước ta, cây hòe phân bố ở các tỉnh phía Bắc, trong đó có nhiều ở làng quê Thái Bình, tập trung nhiều nhất ở các huyện Thái Thụy, Vũ Thư. Tuy nhiên, do ưu điểm dễ trồng, hiếm khi nhiễm sâu bệnh và mất mùa nên ở các tỉnh khác cũng trồng được cây hòe sống rất tốt như: Hưng Yên, Tây Nguyên…

Thành phần hóa học

Các chất có trong cây Hoa hòe gồm: Bertulin, sophoradiol, sophorin A, sophorin B và sophorin C, Flavonoid.

  • Nụ hoa hoè chứa rutin, có thể đạt tới 34%.
  • Vỏ quả hòe chứa 10,5% flavonoid toàn phần và một số dẫn xuất như genistein, sophoricosid, sophorabiosid, kaempferol, glucosid C, rutin 4,3%. Rutin là một glucozit, thủy phân sẽ cho quexitin hay quexetola C15H10O7, glucoza và ramnôza, Rutin là một chất có tinh thể hình trâm nhỏ màu vàng hay trắng vàng, tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
  • Hạt hoè chứa alcaloid, cytisin, N-methyl cytisin, sophocarmin, matrin. Ngoài ra còn có 8-24% chất béo và galactomanan, 1,75% flavonoid, rutin 0,5%.

Tác dụng tuyệt vời của cây Hoa hòe

Nhiều nhà trồng cây hoa hoè làm cây lưu niên, bóng mát, cây giống, cho thu mỗi năm khoảng 30 đến 70 kg nụ, bán được trên chục triệu đồng, đem lại hiệu quả kinh tế khá mà không tốn công đầu tư.Về hiệu quả xã hội, nếu cây hòe phát triển còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động, từ khâu thu hoạch, chế biến, phơi sấy, bảo quản đến khâu thu mua lẻ… lao động phổ thông, thậm chí cụ già, trẻ nhỏ đều có thể làm được.

Hoa, lá, quả của cây hoa hòe

Vào mùa hè, mọi người thường phơi hoa hòe, hãm hoa hòe, pha trà hòe để uống giải nhiệt.Bạn hãy đun nước thật sôi và cho khoảng 1 thìa hoa hòe hoặc một nhúm nhỏ hoa hòe vào cốc hoặc vào ấm. Sau đó bạn hãy rót nước thật sôi vào ấm hoặc cốc và tráng qua cho sạch. Sau khi tráng qua bạn hãy rót nước thật sôi vào ấm hoặc vào cốc và đậy nắp lại. Bạn hãy chờ khoảng từ 3 đến 5 phút để hoa hòe ngấm nước và bạn có thể thưởng thức một cốc trà hoa hòe ngọt mát. Như vậy là bạn đã biết cách pha trà hoa hòe rồi đấy.

Lượng hòa hòe bạn pha trà bạn nên tự điều chỉnh cho thích hợp, nếu bạn cho quá nhiều hoa hòe thì trà hoa hòe có màu sẫm và hơi đắng. Nếu bạn cho quá ít hoa hòe thì trà hoa hòe có màu vàng nhạt và vị ngọt nhẹ. Bạn cho vừa thì trà hoa hòecó màu vàng, vị ngọt mát rất dễ uống.

Vị thanh, mát của trà hoa hòe

Cách nhận biết trà hoa hòe đã ngấm đó là sau khi pha trà xong thì hoa hòe nổi trên mặt cốc nước và ấm nước. Sau khoảng từ 3 đến 5 phút trà hoa hòe ngấm nước sôi sẽ từ từ chìm xuống và các nụ hoa hòe nở to hơn.

Theo quan niệm của y học cổ truyền, hoa hòe vị đắng, tính hơi hàn (khí lạnh mà trầm) quy kinh can, đại tràng, có công năng lương huyết, chỉ huyết, dùng trong các trường hợp huyết nhiệt.

Tính chất hoa hòe theo tài liệu cổ: Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hoa vào hai kinh can và đại tràng.Quả vào kinh can.Nụ và quả cây hoa hòe làm thuốc chữa được nhiều bệnh. Theo nghiên cứu, nụ, hoa và quả của cây hoa hòe có tác dụng chính là:

  • Làm vị thuốc giải nhiệt.
  • Hạ mỡ máu, chống viêm, chống co thắt và chống loét, chống tiêu chảy.
  • Đau mắt; tác dụng tốt với hệ tim mạch.
  • Chữa các chứng chảy máu như chảy máu cam, ho ra máu.
  • Băng huyết, đại tiểu tiện ra máu.
  • Phụ nữ rong kinh.
  • Điều trị bệnh tăng huyết áp trong vữa xơ động mạch.
  • Điều trị sau tai biến mạch máu não…

Các bài thuốc từ cây Hoa hòe nên biết.

Để điều trị cho bản thân khi mắc phải các bệnh dưới đây, hãy tham khảo các cách làm trong bài viết này nhé:

  • Chữa tăng huyết áp: Cho 400ml nước và hoa hòe 10g, lá sen 10g, ngó sen 5g, cúc hoa vàng 4g. sắc còn 100ml, sắc 2 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 7-10 ngày.
  • Vào mùa nắng, hoa hòe thường xuyên để chữa nhức đầuHoa hòe sao thơm 10g, hạt muồng (thảo quyết minh) sao đen 20g, cúc hoa 5g hãm với nước sôi, thêm đường cho ngọt uống trong ngày thay nước chè.
  • Chữa  đại tiện ra máu do nóng, trĩ chảy máu: Cho 10 gam hoa hòe được sao cháy, 10 gam kinh giới, 400 ml nước vào một ấm để sắc. Sau đó đem sắc đến khi còn 100 ml. Uống 2 lần trong ngày, uống như vậy 3-5 ngày sẽ khỏi.
  • Chữa sốt xuất huyết khi sốt đã hạ mà còn xuất huyết nhẹ, chảy máu chân răng: Nụ hòe 10g  sao cháy. Cho 400ml nước sắc còn 100ml, sắc 2 lần uống trong ngày. Dùng từ 5-7 ngày.
  • Chữa rong kinh:Hoa hòe lâu năm 30g, bách thảo sương 15g, tán bột, uống mỗi lần 9g. Dùng 3-5 ngày.

Những người đau bụng do lạnh, ăn kém, tiêu hóa kém, đại tiện thường xuyên lỏng nát không được dùng vị thuốc này, nếu dùng thì phải phối hợp với các dược liệu có tính ấm nóng. Do vậy, muốn sử dụng có hiệu quả phải được các lương y có uy tín bắt mạch và bốc thuốc.

Cách trồng cây hoa hòe phù hợp với phong thủy.

Theo điển tích Trung Hoa, ở trước Triều môn mà trồng ba cây hoa hòe là tượng trưng của chức Tam công trong triều đình, vì thế nhân gian hay trồng hoa hòe ở trước cửa nhà với ước mong con cái thành danh sau này, mang ý nghĩa trấn giữ tại trước cổng nhà, nhằm xua đuổi tà ma, giữ vận khí tốt cho phong thủy của căn nhà. Bên cạnh đó hoa hòecó mùi hương thơm nhẹ mỗi mùa hoa, rất phù hợp cho không gian ngoại thất trước mỗi căn nhà. Câyhoa hòe trồng ở phía sau nhà thì lại bị coi như bế tắc công danh.

Trên đây là một vài thông tin có giá trị về cây hoa hòe, hãy đọc và đừng bỏ lỡ cơ hội để biết cách sử dụng vị thuốc nam quí từ hoa hòe này nhé!

Bài viết liên quan