

Bạn có biết cây hương nhu là cây dược liệu quý của Việt Nam. Tác dụng tuyệt vời của hương nhu từ lâu trong dân gian đã biết đến như một bài thuốc quý để chữa cảm mạo, nhức đầu. Bài viết sau đây chúng ta sẽ cùng nghiên cứu về vấn đề này.
Một vài đặc điểm về cây hương nhu
Cây hương nhu là một loại cây thuốc nam quý, dạng cây thảo mộc, cao khoảng 1 – 2m, sống nhiều năm, thân vuông, hóa gỗ ở gốc, có lông. Khi non có thân màu tía hoặc xanh nhạt. Khi về già, thân dưới chuyển sang màu nâu đất và hóa gỗ. Lá mọc đối chéo hình chữ thập có cuống dài, phiến lá thuôn hình mũi giáp, khía răng cưa và có nhiều lông. Mặt trên xanh thẫm hơn mặt dưới. Cây hương nhu có hoa hình xim ở nách lá, hoa không đều, có tràng hoa màu trắng chia 2 môi. Toàn thân cây có mùi thơm đặc trưng.
Hiện nay hương nhu có 2 loại là hương nhu trắng và hương nhu tía. Hương nhu trắng thân và cành có hình vuông, có lông. lá mọc đều 2 bên, màu xanh thẫm, gân lá màu tía. Hoa nhỏ màu nâu, mọc thành xim nhỏ. Toàn thân cây có mùi thơm.
Hương nhu tía cũng có thân cây hình vuông. Lá mặt ngoài màu xanh xẫm. Thân cây mặt ngoài màu nâu nhạt đến nâu tím, có lông mịn. Lá mọc đối và nhăn nheo hình trứng nhọn, mép khía răng. Hoa màu nâu nhạt hình môi mọc thành xim co. Đài hoa tồn tại để đựng quả nhỏ. Toàn thân cây hương nhu tím có mùi thơm đặc trưng và dễ nhận biết.
Cây hương nhu là một họ dược liệu quý, cùng họ với bạc hà, có vị hắc. Cây được phân bố ở khắp nơi, tuy nhiên, cây ưa tính ấm nên được sinh trưởng mạnh vào mùa hè.
Hương nhu là cây thuốc quý trong nhà
Thành phần dinh dưỡng và hóa học của cây hương nhu:
Cavacrol 10,15%, Transbergamotene 10,90%, Caryophyllene 10,93%, Thymol 9,82%, Humulene 11.83%, b- Bisabolene 12,64%, Terpinene -4-ol 7,19%, g- Terpinene 4,35%, p- Cynmene 4,06%, Camphene 2,62%, b-Farnesene 0,25%.
Cách bào chế cây hương nhu là một vị thuốc:
Cây hương nhu bỏ rễ, thái khúc chặt đoạn và phơi khô. Khi cất giữ cẫn để kín tránh ẩm mốc.
Khi cây nở hoa thì thu hái phơi khô, âm can. Nếu dùng tươi thì nên rửa sạch thân cây và lá, vắt lấy nước.
Hương nhu là cây họ thơm nên khi bảo quản cần để nơi khô ráo, thoáng mát thì hương thơm sẽ giữ được lâu, và các thành phần dưỡng chất sẽ không bị mất. Chúng ta có thể bảo quản hương nhu trong túi kín sau khi phơi khô để dùng nhiều lần. Cây này có vị thơm và cay nên rất dậy mùi. Cần bảo quản kĩ lưỡng, tránh làm giảm mùi hương tự nhiên của cây thuốc.
Hương nhu khi thu hoạch cần bảo quản
Một số bài thuốc từ cây hương nhu
Trong Y học cổ truyền, hương nhu được biết đến là mợt vị thuốc có tính cay, ấm, vị tân, không độc, rất lành tính. Công hiệu của loại cây này rất tốt đối với người có khí huyết bế ung. Vị này rất thích hợp cho việc xông hơi và làm lưu thông khí huyết. Sách cổ viết rằng hương nhu là vị thuốc quý thuộc họ kim thủy, có công năng điều hòa từ trên xuống dưới. Trên thanh phế khí, chữa chứng cảm nắng, trừ được phiền nhiệt và chứng phế uất khiến cho trọc khí bốc lên và gây hôi miệng.
Ở trẻ em, hương nhu chữa được chứng má cam và hạ lợi tiểu tiện, giảm tiêu thủy thũng, giúp khoan trường vị và tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Hương nhu cũng là một vị thuốc cốt yếu chữa bệnh đau bụng, thổ tả. Nếu bạn bị đứt tay, đứt chân, hãy lấy lá hương nhu nhai nhuyễn rồi đắp vào vết thương. Làm vậy vết thương sẽ chóng lành. Hương nhu thường có vị thơm cay nên dùng lá hương nhu nấu nước tắm sẽ cảm thấy khoan khoái dễ chịu, đặc biệt phòng tránh được chứng cảm lạnh.
Một số bài thuốc từ cây hương nhu mà chúng ta vẫn hay dùng hàng ngày:
- Chữa cảm lạnh do cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc dầm mưa.
Lúc này, cơ thể con người do bị ướt mà trở nên nhiễm khí lạnh. Người cảm thấy mệt mỏi, hay nhức đầu chóng mặt. Bị lạnh cũng dễ khiến con người trở nên sốt nóng, sốt rét. Với hương nhu, bài thuốc chữa cảm lạnh rất tốt. Liều dùng như sau: 500g hương nhu tía, 200 g bạch biển đậu sao qua, 200 g hậu phác tẩm gừng nướng, tất cả đem tán nhỏ và trộn đều với nhau. Hỗn hợp này bạn pha với nước đủ ấm, uống hàng ngày hoặc khi đi mưa về. Liệu trình khoảng 2 đến 3 ngày, mỗi lần uống khoảng 8 đến 10 g. Cơ thể chúng ta sẽ trở nên khí huyết được lưu thông. Hỗn hợp này giúp cho cơ thể ấm trở lại và điều hòa nội khí.
Hương nhu có tác dụng giả cảm rất tốt
- Điều trị cảm sốt nhức đầu bằng hương nhu:
Khi bị cảm sốt nhức đầu, bạn lấy 1 nắm lá hương nhu tươi đem giã nhuyễn, cho nước sôi vào vắt lấy nước uống, còn phần bã đem đắp lên trán và thái dương. Bài thuốc này giúp hạ nhiệt nhanh chóng và cơn nhức đầu sẽ từ từ lắng xuống.
- Hương nhu điều trị hôi miệng:
Ta lấy 10g hương nhu tươi đem hãm nước sôi và dùng nước này súc miệng hàng ngày vào 2 lần: sáng và tối. Dùng thường xuyên bài thuốc này trong vòng 15 ngày trở ra, ta thấy cải thiện tình trạng hôi miệng.
- Điều trị cảm nắng, đau đầu, nôn trớ…
Khi bị cảm nắng, ta dùng bài thuốc với hương nhu rất tốt. Dùng 12g hương nhu, 9g mộc qua, 9 g tía tô sắc nước uống hàng ngày. Dùng thường xuyên giúp khí huyết lưu thông và cải thiện tình trạng ốm do thời tiết.
Đối với cảm nắng với các triệu chứng đau đầu, nôn trớ, tim hồi hộp, rét… Bạn cần dùng kết hợp: 12g hương nhu, 12 g dấp cá, 12 g cát căn, 12 g nọc sởi, 8g thạch xương bồ, 4 g mộc hương sắc uống. Bài thuốc này kết hợp các vị thuốc quý, nhanh chóng làm dịu cơn đau và lấy lại tinh thần.
Tuy nhiên, khi dùng hương nhu là vị thuốc, ta cũng cần chú ý điểm sau: Hương nhu tính ôn nên không dùng cho trường hợp người bị ra mồ hôi nhiều hoặc người có chân khí yếu. Khi dùng hương nhu vào tất cả các trường hợp kể trên, nên chú trọng không dùng nóng bởi sẽ sinh khó uống và dễ nôn trớ.
Trên đây chúng tôi đã cung cấp những thông tin khá đầy đủ về cây hương nhu – một loài cây phổ biến ở nước ta. Tác dụng tuyệt vời của cây hương nhu được sách y học thời xưa đã ghi chép lại và dần trở thành bài thuốc lưu truyền cho nhân dân từ xưa đến nay. Cây hương nhu xứng đáng là cây thuốc quý trong nhà. Bạn nên tìm cho mình cơ hội trồng cây hương nhu để tiện sử dụng mỗi khi cần dùng đến.