

Ngoài công dụng dùng để ăn, lá trầu không còn được sử dụng như một phương thuốc dân gian điều trị nhiều chứng bệnh cực kì hiệu quả. Hãy cùng xem lá trầu không có những tác dụng chữa bệnh nào nhé.
Thông tin về lá trầu không
Trầu không hay trầu (Piper betle) là một loài cây gia vị hoặc cây thuốc.
Lá của nó có các tính chất dược học. Lá trầu không là loại cây xanh, dây leo. Nó sống lâu năm, với loại lá hình trái tim có mặt bóng và các hoa đuôi sóc màu trắng, có thể cao tới 1 mét.
Loài này có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á. Đặc biệt nó được trồng ở Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Malaysia. Loại trầu không tốt nhất là “Magahi” – sinh trưởng ở gần Patna tại Bihar, Ấn Độ.
Ở Việt Nam có hai loại trầu chính: trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, nhỏ lá, được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Lá trầu không – loại thuốc dân gian quý giá
Bộ phận thường được dùng
Thân, lá, quả lá trầu không đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Nơi sống và thu hái
Cây gốc ở Malaixia, được trồng rộng rãi để lấy lá ăn trầu. Lá có thể được thu hái quanh năm. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô, có khi tán bột, dùng dần.
Thành phần hoá học
Lá chứa 0,8-1,8% (-2,4%) tinh dầu thơm, có vị nồng, gồm chủ yếu là 2 phenol: betel-phenol là đồng phân của eugenol và chavicol kèm theo nhiều hợp chất phenolic khác.
Phân tích y học hiện đại cho thấy: Lá trầu không chứa nhiều hợp chất quý trong thành phần: eugenol, carvacrol, chavicol, allylcatechol, chavibetol, cineol, estragol, methyl eugenol, p-cymen, caryophyllen, cadinen; tanin cùng với nhiều vitamin, các axit amin…
Lá trầu không chứa nhiều hợp chất quý trong thành phần
Tác dụng của lá trầu không
Các chất trong lá trầu có khả năng kháng khuẩn, diệt virus đặc biệt tốt.
Nghiên cứu của tiến sĩ Rajendra Toprani thuộc Trung tâm Ung thư HCG (Ấn Độ) đã công bố trên tạp chí South Asian Journal of Cancer (Tạp chí Ung thư Nam Á) cho thấy chiết xuất lá trầu không có thể tiêu diệt cả các khối u khi thí nghiệm trên động vật.
Lá trầu không có tác dụng kháng sinh rất mạnh. Đặc biệt với các loại vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, liên cầu khẩu, song cầu khuẩn, vi khuẩn subtillis và trực trùng coli.
Đặc biệt, lá trầu không còn kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm khác nhau. Bởi vậy, lá trầu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Cách sử dụng lá trầu không chữa bệnh
Làm thuốc giảm đau
Lá trầu không giúp làm dịu các cơn đau nhanh chóng và vô cùng hiệu quả. Mọi người có thể dùng nó để giảm đau trong các trường hợp như: bị trầy, rách hay xước da, phát ban hay sưng viêm (cả bên trong lẫn bên ngoài), khó tiêu hay táo bón.
Lúc này, hãy lấy một vài lá trầu không giã nát rồi đắp lên chỗ đang bị đau. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng cách đơn giản hơn là nhai nát lá trầu không. Sau đó nhấp lấy phần nước tiết ra rồi nhả bã để làm dịu những cơn đau bên trong cơ thể.
Chữa táo bón
Trong lá trầu không có chứa các chất chống ô-xy hóa. Nó giúp đánh bại các gốc tự do trong cơ thể cũng như khôi phục lại mức pH bình thường trong dạ dày. Bởi vậy, chứng táo bón sẽ được xoa dịu.
Cách chữa táo bón bằng lá trầu không khá đơn giản. Bạn hãy nhai nát vài lá trầu rồi nuốt lấy nước và nhả bã. Dùng khi bụng đang đói. Hoặc bạn có thể băm nát lá trầu không cho vào nước đã đun sôi để nguội và để qua đêm. Uống nước này vào ngày hôm sau khi bụng đói.
Lá trầu không có vô vàn tác dụng chữa bệnh khác nhau
Khắc phục tình trạng khó tiêu
Lá trầu không còn có khả năng cải thiện khả năng chuyển hóa chất trong cơ thể. Nó giúp kích thích sự tuần hoàn bên trong ruột để ruột hấp thu các khoáng chất và vitamin từ thức ăn tốt hơn. Chất thải vì thế cũng dễ dàng được loại bỏ do cơ vòng hoạt động hiệu quả hơn nhờ vào tác dụng kích thích của lá trầu không đối với cơ vòng.
Hạn chế các cơn đau do đầy hơi
Trào ngược dạ dày thực quản luôn tạo cho ta cảm giác khó chịu trong hệ thống tiêu hóa với nhiều biểu hiện như ợ nóng, đau ngực, khó nuốt, nôn sống… Lá trầu không chính là một trong những vị thuốc giúp kiểm soát chứng trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả.
Loại lá này giữ cho tá tràng luôn an toàn trước sự tấn công của các chất độc và những gốc tự do gây hại. Nhờ vậy, lượng a-xít trong dạ dày cũng được giữ ở mức cân bằng, giúp làm dịu cảm giác đầy hơi.
Tăng cảm giác đói
Chứng đau dạ dày luôn khiến bạn có cảm giác chán ăn. Nguyên nhân là bởi lượng pH trong dạ dày đang bị mất cân bằng. Nó khiến các hoóc-môn tạo cảm giác đói không được tiết ra ở mức tối ưu. Lá trầu không có khả năng khôi phục lại sự cân bằng của mức pH trong dạ dày. Bởi lẽ nó có thể thải các độc tố ra bên ngoài. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn.
Bảo vệ sức khỏe răng miệng
Nhai lá trầu không có thể đánh tan mùi hôi miệng. Ngoài ra, loại lá này còn góp phần làm dịu các cơn đau răng. Tuy nhiên, đừng quên đánh răng lại sau khi nhai lá trầu không. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể đun sôi lá trong nước rồi lọc lấy nước súc miệng hàng ngày. Điều này giúp giữ vệ sinh cho răng miệng và giúp hơi thở luôn thơm mát.
Chữa ho
Lá trầu không chữa ho khá hiệu quả vì nó chứa nhiều chất kháng sinh mạnh. Nó không chỉ làm tan đờm mà còn hạn chế được tình trạng viêm nhiễm do các cơn ho dai dẳng gây ra. Cách làm thuốc ho từ lá trầu không đơn giản như sau:
- Đun sôi lá trong nước cùng một ít nụ đinh hương và nhục đậu khấu.
- Lọc lấy nước uống 3 lần/ngày.
Chữa viêm phế quản
Tác dụng làm giảm viêm nhiễm của lá trầu không giúp chữa viêm phế quản hiệu quả. Nó có thể làm giảm viêm cho cuống phổi và phổi và tan đờm. Từ đó, tình trạng tắt nghẽn ở phổi sẽ được cải thiện. Giúp phổi hoạt động tốt hơn.
Khử trùng
Trong lá trầu không có chứa các poly-phenol. Bởi vậy nó sẽ ngăn ngừa được sự tấn công của các loại mầm bệnh. Chỉ cần đun lá trầu không trong nước sôi, bạn sẽ có một loại nước khử trùng hiệu quả có thể giết chết nhiều loại vi trùng, mầm bệnh gây hại cho cơ thể.
Trị nấm
Lá trầu không trị nấm là một cách rất đơn giản, hiệu quả và rẻ tiền mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Chỉ cần bạn làm nát lá trầu không và chà xát lên những vùng da đang bị nấm thường xuyên, bạn sẽ thấy vết nấm dần biến mất.
Trên đây là một số công dụng và cách sử dụng lá trầu không. Hi vọng bài viết sẽ đưa đến cho bạn cái nhìn chi tiết hơn về công dụng của loại lá quen thuộc này.