Kim tiền thảo – Thuốc vàng trị sỏi thận

Khi bị bệnh sỏi thận, người ta thường tìm đến thuốc Tây vừa đắt đỏ mà chưa chắc đã hiệu quả. Tuy nhiên, mấy ai biết rằng trong kho thuốc dân gian Việt Nam có một loài thảo dược quý có tên là kim tiền thảo – được mệnh danh là liều thuốc vàng trị sỏi thận.

Kim tiền thảo là cây gì và đặc điểm của loài thảo dược này

Kim tiền thảo còn có tên gọi khác là cây vảy rồng, mắt trâu, đồng tiền long hay đuôi chồn quả cong. Đây là loại thảo dược sống lâu năm, thân thường mọc rạp xuống, đâm rễ ở gốc sau đó mọc đứng. Cây cao khoảng từ 40 đến 80cm với lá mọc so le nhau gồm một hoặc ba lá chét, dài từ 2,5 đến 4,5cm, rộng từ 2 đến 4cm và các lá chét có hình mắt chim. Hoa màu hồng mọc thành chùm ở nách hay ở ngọn, xếp thành 2-3 cái một và thường có lá ở gốc các hoa. Tầm tháng 9-10 là lúc cây kết quả, quả thõng, hơi cong hình cung và thường có ba đốt.

Cây kim tiền thảo trong tự nhiên

Kim tiền thảo là loài bản địa của vùng Đông Nam Á và Hoa Nam, mọc hoang ở các vùng đồi núi có độ cao dưới 1000m. Ở Việt Nam, thường gặp kim tiền thảo ở những chỗ sáng, trên đất cát pha, vùng trung du Hà Tây, Ninh Bình, Hải Phòng hay đơn giản là những bờ tường, bờ rào. Cây thường được thu hái vào mùa hè thu, có thể dùng tươi hoặc phơi khô để dùng lâu dài.

Trong kim tiền thảo có chứa polysaccharid, saponin triterpenic, các flavonoid như isovitexin, vicenin glycosid, isoorientin,… và các chất khác như desmodimin, desmodilacton, lupenon, lupcol, tritriacontan, acid stearic,… nên có tác dụng hiệu quả trong việc trị sỏi thận.

Theo y học cổ truyền, kim tiền thảo có vị ngọt, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi niệu thông lâm, tiêu thũng bài thạch, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, sỏi mật, phù thũng do viêm thận, vàng da, tích tụ,…

Công dụng thần kỳ của kim tiền thảo

Kim tiền thảo có tác dụng: thanh nhiệt lợi thấp, thông lâm, thanh can đởm thấp nhiệt, thanh nhiệt giải độc. Trị được các chứng: nhiệt lâm, thạch lâm, sạn gan mật, hoàng đản, nhiệt độc ung nhọt hoặc bị rắn độc cắn.

Trích đoạn “Y văn cổ Sách Bản thảo cương mục thập di” có viết: “Khu phong tán độc, nước sắc thuốc rửa các loại nhọt ghẻ rất thần hiệu”.

Sách “Thái dược chí” lại ghi: “Phát tán đầu phong, phong tà, trị não lậu, bạch trọc, nhiệt lâm, ngọc hành sưng đau, giã lấy nước uống với rượu rất công hiệu”.

Kim tiền thảo được phơi khô để sử dụng lâu dài

Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại thuốc có tác dụng rõ, tăng nhanh bài tiết mật nhờ vậy thuốc tống sạn mật, ống mật đau tắt giảm, hết hoàng đản. Quảng kim tiền thảo cũng có tác dụng lợi mật và làm tăng lưu lượng máu ở thận, động mạch vành, tuần hoàn não và động mạch đùi cũng tăng. Các loại kim tiền thảo đều có tác dụng lợi tiểu.

Một số cây thuốc có tác dụng tán sỏi điển hình là kim tiền thảo. Kim tiền thảo tuy không có tác dụng rõ ràng với sỏi có cấu trúc oxalat canxi mà hiệu quả rõ hơn với sỏi có cấu trúc urate. Vì vậy người bệnh cần được chẩn đoán, chẳng hạn qua phân tích nước tiểu để biết đã vướng loại sỏi nào, trước khi quyết định dùng kim tiền thảo.

Tác dụng của kim tiền thảo không dựa vào cơ chế lợi tiểu nên người sử dụng cần kết hợp kim tiền thảo với một vài dược thảo có công năng lợi tiểu nhẹ như râu bắp, atiso… để tăng tiến độ đào thải acid uric qua đường tiểu. Quan trọng người dùng cần kết hợp với việc uống nước cho đủ, nhất là trong giờ làm việc và thói quen đi tiểu ngay mỗi khi mắc tiểu. Bởi vậy mới nói, gặp được thầy hay, thuốc tốt mà quên uống nước thì chỉ giúp cho sỏi đóng cứng đâu đó dọc đường tiết niệu.

Trên thực nghiệm, kim tiền thảo làm tăng lưu lượng mạch vành, hạ huyết áp đồng thời làm giảm mức tiêu thụ oxy của cơ tim đối với hệ tim mạch. Vẩy rồng có tác dụng hạ huyết áp do sự kích thích các thụ thể cholinergic và sự phóng bế các thụ thể adrenergic và thành phần flavonoid có trong cây.

Kim tiền thảo được biết là một vị thuốc lành tính trong y học cổ truyền, tuy nhiên cần lưu ý những điều sau khi sử dụng thảo dược để tránh những biến chứng nguy hiểm:

  • Không nên dùng quá 40g thảo dược mỗi ngày.
  • Nếu dùng riêng kim tiền thảo thì nên rửa sạch, đun từ 30-60 phút để làm nước uống, hoặc có thể sử dụng cùng với các vị thuốc khác trong bài thuốc.
  • Nên dùng kim tiền thảo vào buổi sáng, tránh dùng vào buổi tối.
  • Cách bảo quản tốt nhất là phơi khô, sao và bọc kỹ.
  • Tránh ăn các đồ ăn nhiều canxi, vitamin C khi đang sử dụng thuốc và nên uống đủ nước mỗi ngày.

Bài viết liên quan