

Cây lá đắng là là loại cây có thân nhỏ, cao và hiện nay nó được phân bố ở khắp nơi trên thế giới. Loài cây này không chỉ dùng để chế biến các món ăn mà nó còn được xem là đặc sản chữa bệnh của xứ Mường.
Giúp bạn hiểu hơn về cây lá đắng
Cây lá đắng thuộc loài cây bụi nhỏ mọc thẳng đứng, sống nhiều năm. Cây có thể cao từ 2 đến 3m, đường kính thân từ 2 đến 4cm. Phần gốc phân nhánh, trên nhánh thông thường không chia thêm cành con, cành khi còn non có bì khổng rõ rệt, phủ một lớp lông mềm mịn ngắn màu trắng, lớp lông này sẽ dần dần rụng hết.
Lá đắng có cuống, cuống lá dài khoảng từ 1 đến 3,5cm, phiến lá hình trái xoan ngược hoặc hình trứng ngược rộng bản, mép lá dạng răng cưa thưa. Có khi gần như liền mạch, lá dài từ 4,5 đến 12cm, rộng từ 3 đến 8cm. Phần gốc lá thuôn dần lại như hình nêm, đầu lá nhọn tù, tù hoặc nhọn sắc, mặt trên của lá có lông ngắn mịn như phấn.
Bề mặt lá nhẵn bóng khi lá già, mặt lá không có lông hoặc có lông thưa dọc trên gân bụng lá. Cụm hoa hình rổ, đường kính từ 3 đến 5mm, tụ thành cụm nơi đầu cành, hoa màu trắng cho đến trắng phấn nhạt. Đôi khi có cả màu tím hoặc phớt tím, hồng phớt hoặc hồng phấn, cuống hoa mảnh, dài khoảng từ 3 đến 5mm, có lông mềm ngắn màu trắng.
Ở Việt Nam, cây lá đắng đã được trồng trong nhân dân, chủ yếu bằng cách giâm cành. Cây lá đắng vốn có nguồn gốc từ châu Phi di thực đến nước ta qua các nước châu Á, có lẽ vì thế mà nó còn có tên là Nam Phi diệp. Theo các tài liệu thì lá đắng và thân của cây này đều dùng được, nhưng trên thực tế người dân ta dùng lá là chủ yếu.
Cây lá đắng đã được trồng trong nhân dân
Thành phần hoá học của cây lá đắng
Vị đắng của lá do những chất alkaloids, saponin, tannin, glycoside tạo nên. Cây chứa các hợp chất có tác dụng sinh học khác như: xanthone, terpene, anthraquinone, steroid, coumarin, flavonoid, lignan, acid phenolic, edotide và sesquiterpene (có tác dụng kháng ung thư).
Ngoài ra lá còn chứa các chất khoáng: manganese, magnesium, chromium, selenium, đồng, sắt, kẽm, Vitamin A, E, C, B1,B2. protein thô, chất béo, carbohydrate, chất xơ, tro. Các acid amin quan trọng: Leucine, Valine, Isoleucine, Lysine, Histidine, Phenyl alanine, Threonine, Methionine, Tyrosine.
Tác dụng dược học của lá đắng
Những hợp chất trong lá đắng có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh do quá trình viêm mạn tính, bệnh nhiễm giun sán, lão hoá, vi khuẩn và động vật nguyên sinh (protozoan).
Lá đắng dùng nấu dạng canh rau hay xay nhuyễn lấy nước uống như dạng nước bổ dưỡng trong nhiều dạng bệnh lý khác nhau. Người dân cũng có thể dùng để trị bệnh đường tiêu hoá, đái tháo đường, chán ăn, kiết lỵ và các chứng rối loạn tiêu hoá.
Các Polyphenol có tính kháng viêm và anti – oxidant, bảo vệ thận, gan, thải độc, hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da. Vì ổn định lượng liquid trong máu nên giảm đường huyết, bảo vệ tim mạch.
Cây lá đắng có rất nhiều tác dụng hữu ích
Cây lá đắng chữa bệnh
Cây lá đắng có tiềm năng được ghi nhận lần đầu tiên khi các nhà khoa học quan sát loài tinh tinh bị đau bụng biết dùng cây này ăn để hỗ trợ trị với hỗ trợ trị đái tháo đường, sốt rét, kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa, bảo vệ gan và các hiệu ứng giải độc tế bào có lợi cho sức khỏe. Dược liệu có vị đắng, chát, mùi thơm nhẹ, tính mát, được dùng trong những trường hợp sau:
Hỗ trợ chữa cước khí chân sưng đau
Bạn có thể dùng vỏ cây lá đắng, hạt cau, lõi cây thông, chỉ xác, hạt tía tô, ké đầu ngựa, mỗi loại 10 đến 20g. Thái nhỏ tất cả và sắc với 500ml nước cho tới khi còn 100ml. Uống 2 lần trong ngày.
Hỗ trợ chữa tê thấp đau mỏi
Vỏ cây lá đắng 3kg, vỏ cây gạo, dây đau xương, thân cây bọt ếch, mỗi thứ 2kg. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, nấu với nước, lấy 300ml cao lỏng. Hòa 300ml rượu và 100ml sirô vào cao để được nửa lít thành phẩm. Ngày uống 50ml, chia 2 lần.
Hỗ trợ chữa suy nhược thần kinh, viêm đa khớp dạng thấp, đau dây thần kinh, đau lưng, đau vai gáy
Bột mịn vỏ cây lá đắng 0,039g, cao vỏ lá đắng 0,006g, cao đặc hy thiêm 0,03g, bột mịn mã tiền chế 0,015g cho một viên. Liều tối đa an toàn 1 lần là 30 viên và một ngày 80 viên.
Hỗ trợ chữa gãy xương
Vỏ hoặc cây lá đắng 50g, phối hợp với lá dâu tằm 50g, lá mía tía 30g, củ nghệ đen 30g. Tất cả để tươi, rửa sạch, giã nát, tẩm rượu 30 độ cho xâm xấp, xào nóng, đắp băng và cố định bằng nẹp tre.
Lá cây đắng uống với bia chữa thoái hóa đốt sống
Bước 1: Chọn lấy những lá đắng già nhưng còn tươi đem rửa sạch bụi bẩn và các tạp chất dính trên lá. (bạn nên trồng một hoặc hai cây mật gấu trong vườn nhà để tiện cho quá trình điều trị lâu dài).
Bước 2: Lá đắng đem xay nhuyễn, lọc lấy phần nước, đem bỏ bã lá.
Bước 3: Đem nước lá đã lọc sạch pha với một lon bia. Ngày uống 2 lần liên tục trong 30 ngày.
Mặc dù lá đắng uống với bia không hề dễ uống, thậm chí còn đắng ngắt, nhưng các cụ ta có câu “ thuốc đắng giã tật”, chỉ cần bạn kiên trì uống lá đắng pha với bia này đều đặn hằng ngày, những cơn đau cột sống sẽ biến mất, trả lại cho bạn một cơ thể khỏe mạnh.
Nếu không sử dụng được lá đắng uống với bia do không hợp với bia, bạn có thể chuyển qua thay bia bằng rượu. Lượng bia uống sẽ tùy thuộc vào khả năng của mỗi người. Uống sau bữa cơm là tốt nhất vì như vậy sẽ không bị say và khó ăn do vị đắng của bia và nước lá đắng còn đọng lại trong miệng.
Nhiều bài thuốc chữa bệnh sử dụng cây lá đắng
Lưu ý khi sử dụng lá đắng
Quan sát bước đầu ghi nhận nhiều người bệnh bị tăng huyết áp, rối loạn tiêu hoá, đái tháo đường,…có sử dụng kèm nấu nước lá đắng nhận thấy ổn định đường huyết lúc đói (kết hợp ăn kiêng, sử dụng thuốc hạ đường liều thấp). Ổn định chỉ số đo huyết áp. Đặc biệt ổn định tình trạng rối loạn đại tiện, tăng cảm giác ngon miệng…
Chưa có ghi nhận những phản ứng ngoại ý đáng kể. Tuy nhiên khi sử dụng liều cao (trên 15g) có một số người sẽ bị táo bón, huyết áp giảm, cảm giác ngọt ở miệng kéo dài.
Mặc dù các tài liệu nghiên cứu nước ngoài cho thấy lá đắng an toàn khi uống. Tuy nhiên, hiện trong nước chưa có nghiên cứu thực nghiệm cũng như lâm sàng được công bố. Nên rất cần được theo dõi và đánh giá thêm.
Trong quá trình sử dụng cần tuân thủ sự kiểm tra của thầy thuốc cũng như nên định kỳ thực hiện các xét nghiệm đánh giá tình trạng bệnh cũng như chức năng gan, thận…
Lá đắng có tác dụng rất hữu ích trong việc điều chế thuốc cho các loại bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng chúng, bạn nên lưu ý môt vài điểm để có thể dùng lá đắng một cách hiệu quả nhất.