Mạch Môn- Vị Thuốc Quý Trong Nhà

Mạch môn là loại cây có tên gọi tương đối xa lạ với chúng ta, nhưng nếu bỏ công tìm hiểu sẽ thấy nó loại cây vô cùng quen thuộc. Để hiểu thêm về đặc điểm, công dụng của loại cây này, mời các bạn đọc bài viết dưới đây nhé!

Nguồn gốc và phân bố

Mạch môn có tên khoa học là Ophiopogon japonicus Wall, thuộc họ hành tỏi (Liliaceae). Nó còn có những tên gọi khác như thốn đông (nhĩ nhã), mạch môn đông, tóc tiên, dương cửu, ô cửu, tuyệt cửu, bộc diệp… Trung Quốc thường gọi là mạch môn đông vì lá của nó vào mùa đông mà vẫn xanh tốt.

Mạch môn có nguồn gốc từ các nước có khí hậu nhiệt đới ẩm hoặc ôn đới, chủ yếu ở miền Nam châu Á. Là cây sống lâu năm, có chứa khoảng 65 loài thân thảo mộc. Về cơ bản, đây là loại cây mọc hoang, nhưng khi phát hiện ra nó là một thảo dược quý thì nhiều nơi ở nước ta đã trồng nó để làm thuốc như Ninh Hiệp, Phùng thuộc Hà Nội, Nghĩa Trai ở Hưng Yên và 1 số nơi khác.

 

Cây mạch môn

Đặc điểm thực vật

Mạch môn là một lại thân cỏ, cao khoảng 10-30cm, rễ chùm, trên rễ có những chỗ phát triển thành củ. Lá mọc từ gốc, không có cành, lá dài, hẹp từ 15-30cm, rộng 1-4mm như hình lá lúa. Phía cuống hơi có bẹ, mép lá hơi có răng cưa. Ở nơi giao nhau giữa các lá đến mùa sẽ trổ ra những cành hoa dài khoảng 10-20cm, hoa màu xanh nhạt hoặc có loại màu trắng. Phía trên hoa tụ lại thành 1-3 kẽ, quả mọng màu tím đen nhạt hoặc xanh nhạt.

Mạch môn mọc thành khóm, bụi, có sức sống mãnh liệt, dễ lan. Nhìn hình thức bên ngoài nó là một khóm cây xanh có lá mềm mại nên nhiều nhà trồng nó làm chậu cảnh. Nó có thể chịu được lạnh ở nhiệt độ -200C. Trong điều kiện bình thường nó thích nghi được với nhiệt độ từ 18-250C. Đẻ nhánh rất nhanh, người ta nhân giống từ các nhánh trồi ra phía ngoài của khóm.

Hoa mạch môn

Thu hái và chế biến

Mạch môn thường trồng trong thời gian khoảng 2-3 năm mới thu hái. Vì việc thu hái loại thảo dược này lại là ở phần củ. Vì vậy phải trồng trong một thời gian nhất định thì rễ của nó mới cho ra củ. Thời gian thu hái thường là từ tháng 6 đến tháng 7 hàng năm.

Củ mạch môn hình thoi, màu trắng đục hoặc vàng nhạt, dài khoảng 10-15mm, có mùi thơm, vị ngọt. Khi thu hái, chọn những củ già, cắt bỏ rễ, rửa sạch đất cát, những củ to trên 6mm thì có thể bổ làm đôi, củ nhỏ để nguyên. Sau đó tước bỏ lõi, đem phơi khô hoặc sấy trước khi sử dụng. Có thể sử dụng cả củ hoặc tán lấy bột, có thể làm hoàn.

Củ mạch môn

Thành phần hóa học

Theo các công trình nghiên cứu, mạch môn có chứa nhiều thành phần hóa học, cụ thể là saponin steroid gồm ophiopogonin A,B,C,D. Trong đó ophiopogonin A, B và D khi thủy phân cho phần aglycon là ruscogenin. Ngoài ra còn chứa Carbohydrat gồm có một số glucofuctan và một số monnosaccharid. Rễ của nó khi giã hoặc nhai có chất nhầy, chất dính.

Tác dụng dược lý

Trong Đông y đã chứng minh được mạch môn có tác dụng tăng huyết lượng động mạch vành, bảo vệ bệnh thiếu máu cơ tim, cải thiện lực co bóp tim và chống rối loạn nhịp tim. Nó còn có tác dụng như là một liều thuốc an thần. Điều này được các nhà khoa học thực nghiệm trên cơ thể thỏ.

Khi tiêm bắp cho thỏ nước sắc từ mạch môn, làm tăng đường huyết, ức chế mạch tụ cầu trắng. Khi đem nước sắc cồn chiết xuất từ mạch môn pha vào truyền dịch cho thỏ, kết quả thu được là thấy đảo Langerhans phục hồi nhanh, tăng lượng dự trữ Glycogen. (Trích Yếu văn kiện nghiên cứu trung dược- NXB Khoa học Trung Quốc 1965)

Ứng dụng lâm sàng

Người ta thường biết đến mạch môn dùng để chữa ho, tiêu đờm, viêm phế quản mãn tính, chữa táo bón, lợi tiểu. Trị thổ huyết máu cam không cầm, trị chảy máu chân răng, lở loét miệng, trị suy tim, ra nhiều mồ hôi… Bên cạnh đó nó còn có hiệu quả trong việc giúp bà mẹ mới sinh con có nhiều sữa.

Một số bài thuốc từ mạch môn

  1. Trị lao phổi, viêm phế quản mãn tính:

Mạch môn khoảng 20g, bán hạ chế 6g, đẳng sâm 12g, cam thảo 5g, ngạnh mễ 20g, táo đỏ 4 quả. Tất cả đem sắc với khoảng 500ml sao cho còn 100-150ml. Uống hàng ngày, mỗi ngày 2-3 lần, uống liên tục trong vòng 5-7 ngày sẽ khỏi.

  1. Trị thổ huyết, chảy máu cam không cầm:

Dùng mạch môn tươi 500g, bỏ lõi đem nghiền nát, ép lấy nước cốt. Cho thêm khoảng 2 thìa cà phê mật ong, chia làm 2 lần uống trong ngày. Làm như thế trong vòng 1 ngày sẽ cầm máu, trong 3-5 ngày sẽ khỏi dứt điểm. Nếu không uống được mạch môn tươi, có thể đem sắc với nước uống cũng được.

  1. Trị họng lở loét, có hư nhiệt bốc lên đầu:

Mạch môn khoảng 40g, hoàng liên 20g, đem tán thành bột, trộn với mật ong làm hoàn thành những viên bi nhỏ. Mỗi lần uống khoảng 5-10 viên với nước ấm hoặc với nước sắc mạch môn. Uống liên tục từ 1 tuần trở lên miệng sẽ hết lở loét, nhiệt hạ, ăn ngon, ngủ ngon.

  1. Trị suy tim, ra nhiều mồ hôi:

Dùng mạch môn 16g, nhân sâm hoặc đẳng sâm 8g, ngũ vị 5g. Đem tất cả sắc lấy nước uống. Sắc với 500ml nước, sao cho còn 150ml. Uống liên tục mỗi ngày 2 lần, trong vòng 7-10 ngày sẽ có hiệu quả. Có thể với những người bị bệnh tim mạch mãn tính, nên tán bột mạch môn, pha trà uống hàng ngày để hỗ trợ mạch, huyết áp.

  1. Trị táo bón, ho khan, đờm:
  • Trị táo bón: Lấy 5g mạch môn, 10g thạch cao, 10g tang diệp, 5g cam thảo, 5g mè đen, 3g a giao, 3g hạnh nhân, 4g tỳ bà diệp. Tất cả đem sắc với 500-600ml sao cho còn 100ml. Uống liên tục từ 3-5 ngày, kết hợp ăn với những thực phẩm mát, nhuận tràng như khoai lang, rau lang, cà tím, bột sắn.
  • Trị ho khan, đờm: Thiên môn 1kg, mạch môn 1kg đem nấu đặc thành cao, cho thêm khoảng 0,5 mạch nha trộn đều. Uống thường xuyên mỗi ngày khoảng 3 thìa cà phê trước bữa ăn. Liều dùng này rất phù hợp với trẻ nhỏ, vì đối tượng này không nên dùng thuốc Tây, không có lợi.
  1. Trị động mạch vành:

Lấy mạch môn tươi khoảng 15g đem sắc với 500-600ml nước, đến khi còn 100-150ml, mỗi ngày chia làm 3 bữa mỗi một đợt điều trị từ 3- 15 tháng. Hoặc mỗi ngày tiêm vào tĩnh mạch dịch tiêm mạch môn 40ml, liệu trình 1 tuần. Tuy nhiên nếu dùng liệu pháp tiêm tĩnh mạch, người bệnh không được tự ý điều trị mà cần phải gặp bác sĩ chỉ định.

Trên đây là những kiến thức, những bài thuốc chúng tôi cung cấp cho các bạn về một loại thuốc quý cần có trong nhà đó là mạch môn. Trong khuôn khổ bài viết, không thể chia sẻ hết những bài thuốc từ mạch môn, muốn biết thêm, hãy tham khảo địa chỉ https://caythuocchuabenh.vn nhé!

dotatloi

Sau mấy chục năm lăn lộn với việc sưu tầm nghiên cứu dược liệu, Đỗ Tất Lợi đã biên soạn được bộ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam xuất bản đến nay là lần thứ 11. Đây là một công trình nghiên cứu rất có giá trị ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Trên cơ sở cuốn sách này, năm 1968 Hội đồng chứng chỉ (khoa học) tối cao Liên Xô đã công nhận học vị Tiến sĩ khoa học cho dược sĩ Đỗ Tất Lợi. Năm 1983, tại Triển lãm hội chợ sách quốc tế Matxcơva, bộ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam được bình chọn là một trong bảy viên ngọc quý của triển lãm sách.

Bài viết liên quan