Mộc nhĩ – Những bài thuốc tinh túy từ ẩm thực

Mộc nhĩ là thực phẩm quá đỗi quen thuộc với gia đình Việt. Tuy nhiên, trong giới đông y, chúng còn được biết tới là một nguyên liệu chữa bện rất tốt. Bài viế sau sẽ giúp bạn hiểu rõ công dụng cũng như cách chữa bệnh từ vị thuốc này.

Cây mộc nhĩ là gì?

Trong khoa học, mộc nhĩ được gọi là Auricularia auricula (L.) Underw, thuộc họ Mộc nhĩ – Auriculariaceae. Ngoài cái tên thông thường, chúng còn có các tên gọi khác nhau như nấm mèo, tai mèo, hắc mộc nhĩ, mộc tung, mộc nhu, mộc nga, vân nhĩ, nhĩ tử, …

Hình ảnh cây mộc nhĩ

Tuy có nhiều tên gọi khác nhau, nhưng mộc nhĩ đều có đặc điểm chung như sau:

  • Thời kì đầu, mộc nhĩ có hình chén, dần dần hình thành tai hoặc hình chiếc lá
  • Chiếc lá nhãn và phủ lông nâu
  • Mặt còn lại của mộc nhĩ thường được phủ phấn trắng do bào tử phòng ra khi chúng trưởng thành
  • Gốc mộc nhĩ có màu xám đỏ hoặc tím, kích thước đường kính khoảng trên 10 cm
  • Thịt nấm có độ dày trung bình 1 – 3 mm và có thể dùng làm gia vị cho nhiều món ăn khác nhau.

Về thành phấn hóa học, theo thống kê, mộc nhĩ chứa chứa tới:

  1. 2g chất béo lipid
  2. 65g đường glucid
  3. 1 Kcal
  4. 185mg sắt
  5. 6g protein
  6. 8g tro
  7. 201mg phốt pho
  8. 375mg canxi
  9. 03mg caroten.

Qua đây có thể thấy, thành phần dinh dưỡng của mộc nhĩ rất đa dạng. Mỗi thành phần lại có những công dụng riêng, hộ trợ để giúp con người chữa được nhiều bệnh.

Công dụng của mộc nhĩ – Bạn nên biết

Căn cứ theo thành phần hóa học, nấm mộc nhĩ được các nhà khoa học phát hiện ra với nhiều công dụng tuyệt vời.

Mộc nhĩ có những công dụng gì?

  1. Giảm mỡ máu

Những người bị máu nhiễm mỡ thì đừng bỏ qua nguyên liệu này nhé. Để thực hiện, bạn chỉ cần chuẩn bị thịt nạc (50g), mộc nhĩ (10 g), 3 lát gừng và táo hàu đen (5 quả) cùng 800 – 900 ml nước.

Đem toàn bộ nguyên liệu trên sắc cho tới khi còn ¼. Bạn có thể nêm thêm muối ăn ngày một lần và duy trì cách thực hiện này trong 1 tháng. Đảm bảo tình trạng máu nhiễm mỡ sẽ được cải thiện.

  1. Chống đông máu, điều trị tai biến mạch mãu não

Đây là một trong những bệnh nguy hiểm. Bạn cần phải hết sức thẩn trọng và giữ gìn sức khỏe. Trong quá trình điều trị, bạn có thể kết hợp với phương pháp dân gian điều trị bệnh từ mộc nhĩ.

Cách thực hiện không quá khó. Hãy lấy 100 g nấm tuyết cùng 100g mộc nhĩ. Sau khi mộc nhỉ nở thì rửa sạch và xé nhỏ. Cuối cùng chuẩn bị thếm 50g dưa chuột, đem thái dạng lát mỏng.

Lấy nấm ngâm trần với nước sôi, dội nước lạnh rồi để ráo. Cho dầu ăn rưới lên, nêm dầu ăn và gia vị vừa vặn. Bạn chỉ nên ăn ngày 1 lần là đủ.

  1. Điều trị bệnh mạch vành

Đây là bệnh ít người biết tới nhưng một khi đã mắc phải, nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Chính vì thế, bạn cần tham khảo ngay cách điều trị từ mộc nhĩ – đơn giản mà hiệu quả cao.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 10g ngân nhĩ, 10g mộc nhĩ ninh. Cho tất cả nguyên liệu này vào trong nồi để ninh nhừ rồi thêm đường phèn vào, ăn trước khi đi ngủ mỗi ngày.

  1. Chữa tiểu tiện, đại tiện ra máu

Đại tiện ra máu phải làm sao?

Hệ thống đường ruôt, đại tràng không ổn định là nguyên nhân khiến bạn thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là tiểu tiện và đại tiện ra máu.

 

Để khắc phục tình trạng này, bạn nên thực hiện theo hướng dẫn sau: Lấy 50 g nấm mộc nhĩ tán nhuyễn nhỏ rồi uống ngày 2 lần. Chỉ cần duy trì thực hiện, vấn đề sẽ mau chóng được thuyên giảm.

Hoặc nguyên nhân đại tiện ra máu có thể do táo bón. Trong trường hợp này, bạn nên khắc phục bằng cách lấy 30g hải sâm, 200g lòng già lợn, 30g mộc nhĩ.

Sau đó, thái lòng già thành dạng khúc nhỏ, nấu chung với hải sâm, mộc nhĩ rồi nêm gia vị cho vừa vặn. Ăn mỗi ngày 1 lần để giảm triệu chứng táo bón mau lẹ,

  1. Trị chứng rong kinh

Hiện tượng này chủ yếu gặp ở phụ nữ sau sinh. Nếu gặp phải thì chúng sẽ để lại nhiều nguy hiểm cho người mẹ. Vì thế, bên cạnh việc áp dụng các cách khác nhau, bạn nên ưu tiên điều trị từ mộc nhĩ.

Cách làm đơn giản và có tác dụng đẩy lùi vấn đề rong kính hiệu quả. Bạn hãy lấy 30 g mộc nhĩ làm sạch rồi xào lửa nhỏ thêm 300 – 400 ml với 15g đường cát. Tất cả nguyên liệu đó cần đem nấu chín rồi ăn nhé.

  1. Chữa đau răng, hôi miệng

Hơi thở hôi khiến bạn không còn đủ tự tin về chính mình. Vì thế, hãy cùng chúng tôi điểm qua cách khắc phục từ mộc nhĩ.

Bạn chỉ cần lấy mộc nhĩ và lá kinh giới đổ với lượng nước vừa đủ để đem sắc lên, ngậm mỗi tối và mỗi khi sáng ngủ đậy là được.

Những lưu ý khi dùng mộc nhĩ

Mặc dù mộc nhĩ có nhiều công dụng đến như vậy nhưng không phải ai cũng có thể sài. Bạn cần nhớ.

  • Những đối tượng không nên ăn mộc nhĩ là ai? Đó là những người bị hệ tiêu hóa kém vì mộc nhĩ có tính hàn, bổ âm. Ăn nhiều tình trạng này sẽ ngày càng một nặng hơn. Đó là phụ nữ có thai. Dù có tác dụng hoạt huyết nhưng mộ nhĩ có khả năng tiêu ứ, không tốt cho sự sinh trưởng, phát triển của thai nhi nên các mẹ bầu không nên ăn nhé. Đặc biệt là những người bị dị ứng với một số nấm nên cẩn trọng trước khi sử dụng.
  • Lưu ý gì trong quá trình chế biến? Hãy nhớ mộc nhĩ khi ngâm vào nước không được để quá lâu vì như vậy, chúng sẽ bị biến chất và có thể gây độc do phân huyenr chất đạm. Thời gian tốt nhất để ngâm mộc nhĩ là 15 – 20 phút. Nếu ngâm, tuyệt đối không ngâm nước nóng vì cách làm này làm mộc nhĩ nở nhanh nhưng lại tiếp tay cho chất độc morpholine phát triển. Bạn cần ngâm nấm trong nước ấm để hòa tan chất độc này đồng thời giúp mộc nhĩ tươi ngon hấp dẫn hơn.
  • Tuyệt đối không được ăn mộ nhĩ tươi do chất morpholine rất nhạy cảm với ánh sáng. Nếu không để ý kỹ, bạn ăn mộc nhĩ tươi và tiếp xúc với ánh sáng, chúng có thể gây ngứa, phù nề thậm chí hoại tử da.

Trên đây là những thông tin hữu ích. Bạn nên đọc kỹ để hiểu hơn về mộc nhĩ là gì? Có đăc điểm như thế nào và thành phần hóa học là gì? Đặc biệt, qua những kiến thức bổ ích trên, mong rằng, các bạn có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh cực đơn giản và nhanh chóng từ mộc nhĩ – nguyên liệu quen thuộc trong nhà bếp mỗi người.

Bài viết liên quan