

Mướp đắng lá một loại cây thực phẩm dùng làm món rau hàng ngày. Nhưng loại quả này cũng được coi là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Vậy để biết thêm công dụng của loại thực phẩm này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Đặc điểm của mướp đắng
Nguồn gốc và phân bố
Mướp đắng có tên khoa học là Momordica charntia L, còn có tên khác là khổ qua, lương qua, cẩm lệ chi. Loại cây này thuộc họ nhà bầu bí, có nguồn gốc từ châu Phi, Ấn Độ hoặc nam Trung Quốc. Hiện nay, nó có mặt ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước có khí hậu nhiệt đới từ châu Phi sang châu Á và châu Mỹ. Ở nước ta, cây được phân bố rất rộng rãi, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.
Đặc điểm thực vật
Mướp đắng là cây dây leo, có tua quấn. Thân có góc cạnh hình nhọn, lá mọc so le nhau, phiến lá được chia 5-7 thùy hình trứng, mép lá có răng cưa. Hoa mọc đơn độc ở kẽ của lá, hoa đực, hoa cái cùng gốc, có cuống dài màu vàng nhạt. Qủa hình thon dài khoảng từ 10- 15cm. Trên bề mặt của vỏ quả có những cục u nổi lên, lúc non thì có màu xanh, khi chín ngả sang màu vàng. Hạt dẹt, xung quanh có răng cưa, có màng đỏ như hạt gấc.
Cây và quả mướp đắng
Điều kiện sinh thái
Khổ qua có biên độ sinh thái rộng, phù hợp với mọi địa hình và thổ nhưỡng. Đặc biệt sinh trưởng và phát triển mạnh ở những vùng có đất đai màu mỡ, nhiều mùn, cao ráo. Loại cây này không ưa nước, cần trồng trên cao. Trồng bằng cách gieo hạt. Mướp đắng thích hợp với nhiệt độ khoảng từ 15-300C, về mùa đông nó vẫn chịu được rét.
Là loại cây leo nên khi mướp đắng nhú lên khoảng 3-5 lá là phải tiến hành bắc giàn cho cây leo. Có thể bắc giàn như giàn mướp, bầu bí ở nơi góc vườn hoặc bờ ao. Có thể tận dụng gieo trồng ở cạnh dưới những cây lâu năm, hoặc nơi có tường rào để cho cây leo.
Thu hái mướp đắng
Nếu dùng mướp đắng để chế biến thức ăn hàng ngày, bạn có thể thu hái quả khi còn non hoặc bánh tẻ. Nếu dùng làm thuốc có thể thu hái quả, thân, lá rễ… đem thái nhỏ, phơi hoặc xao khô dùng dần.
Thành phần hóa học của mướp đắng
Nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy, mướp đắng chứa các thành phần hóa học ở tất cả các bộ phận từ rễ, thân cây, lá cây đến quả và hạt. Cụ thể, mướp đắng chứa glycosid gồm momorclicin và charantin. Charantin là một hỗn hợp stcroid có tác dụng làm hạ đường huyết. Ngoài ra nó còn chứa chất dầu thực vật và allkaloid. Trong quả và hạt còn chứa peptid giúp hạ lượng đường trong máu.
Ngoài ra, mướp đắng còn chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng. Cứ 100g quả mướp đắng có chứa các thành phần gồm: Phần ăn được 84%, nước 9,3%, protein 0,9%, chất béo 0,1%, carbohydrate 0,2%, vitamin A 0,04mg, vitamin C 50%, vitamin B1 0,05mg, B2 0,03%, canxi 22%, kali 260mg, magie 16%, sắt 0,9mg.
Công dụng của mướp đắng
Người ta thường nói: thuốc đắng dã tật, mướp đắng cũng được coi là loại thuốc đắng dã tật vì nó cơ nhiều công dụng trong chữa bệnh. Với thành phần hóa học như trên đã phân tích, mướp đắng có giá trị là một vị thuốc đông y rất hữu hiệu. Nó có khả năng chữa bệnh ung thư, các bệnh về gan, thận, hạ đường huyết, tăng cường hệ miễn dịch, làm mát…
Sau đây chúng tôi xin được chia sẻ với các bạn về một số bài thuốc được chế biến từ loại thực phẩm phổ biến này.
Một số bài thuốc từ mướp đắng
- Dùng thuốc làm mát, chữa ho, chữa viêm đường tiết niệu và những bệnh về gan, thận:
Mỗi ngày dùng 1-2 quả khổ qua còn xanh, bỏ hạt đem chế biến thành món ăn hàng ngày như xào trứng, nhồi thịt hấp, nấu canh, luộc… Đối với trẻ em bị rôm sảy, mụn nhọt, lấy vài trái đem thái lát mỏng, đun sôi, pha với nước lạnh tắm cho trẻ. Còn lá tươi của nó đem giá nhuyễn, lấy đắp chỗ vùng da bị xưng tấy hoặc mưng mủ do mụn nhọt.
Canh mướp đắng nhồi thịt
- Chữa bệnh tiểu đường
Một số nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, mướp đắng có khả năng làm giảm lượng đường trong máu thông qua việc tăng cường trao đổi glucose. Vì thế nếu người bệnh uống một li nước ép mướp đắng mỗi ngày sẽ giảm lượng đường trong máu. Nếu không uống được sống vì đắng, bạn có thể chế biến theo cách sau: Khổ qua 150g, đậu phụ 200g, nấm hương 200g. Tất cả đem nấu chín, nêm gia vị vừa ăn. Ăn món ăn này hàng ngày sẽ có hiệu quả.
Sinh tố mướp đắng
- Chống ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tụy:
Có lẽ công dụng mà nhiều nhà khoa học quan tâm nhất ở mướp đắng là khả năng chống và hỗ trợ trong điều trị bệnh ung thư. Nó có khả năng ức chế sự phát triển, lây lan của các tế bào ung thư trong gan, đại tràng, đặc biệt là tuyến tụy.
Cách dùng: Nấu mướp đắng ăn hàng ngày như một thực phẩm thông thường. Ngoài ra, nếu để dự trữ mướp đắng làm thuốc thường xuyên cho người bệnh, nên thu hái quả theo mùa, thái lát mỏng đem phơi hoặc xao khô. Bảo quản trong hộp kín hoặc túi nilon, hàng ngày đem pha nước nóng như pha trà. Mỗi tách nên thả từ 2-3 lát mỏng. Uống đều đặn sẽ đẩy lùi tế bào ung thư.
- Chữa bệnh sỏi thận
Thành phần trong mướp đắng có thể trung hòa với lượng axit dưa thừa trong cơ thể gây ra bệnh sỏi thận. Để có thể đẩy sỏi ra ngoài cơ thể, bạn có thể lấy mướp đắng phơi khô nghiền thành bột, pha với trà uống hàng ngày. Uống trong một thời gian nhất định, sỏi sẽ tự trôi ra ngoài.
- Trị viêm họng mãn tính
Chế biến ăn hàng ngày: Thịt nạc vai từ 200-400g, khổ qua khoản 2-3 trái, củ cải 1-2 củ. Khổ qua rửa sạch, thái lát; thịt, củ cải thái miếng. Tất cả cho vào xào qua, nêm gia vị, sau đó chế thêm nước hầm nhừ. Ăn liên tục trong 20 ngày sẽ khỏi.
- Tăng cường hệ miễn dịch
Đối với người khỏe mạnh, hàng ngày ăn mướp đắng sẽ giúp cho cơ thể tăng cường hệ miễn dịch. Chống được các bệnh nhiễm trùng, cảm lạnh, giúp điều trị chứng trào ngược dạ dày và chứng khó tiêu.
Lưu ý: Những người huyết áp thấp hoặc có tiền sử huyết áp thấp không nên ăn mướp đắng thường xuyên. Vì trong loại thực phẩm này có chứa chất làm hạ đường huyết, không phù hợp cho người huyết áp thấp.
Hiện nay, các gia đình có xu hướng tìm những thực phẩm từ thiên nhiên để hỗ trợ sức khỏe nên việc lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày là vô cùng quan trọng. Thông qua những công dụng từ mướp đắng, hi vọng các bạn sẽ có được cách chế biến ngon từ loại thực phẩm “đắng mà dã tật” này.