

Nhân trần là loại cây uống đã từ lâu rất quen thuộc với mọi người. Giá thành của chúng không hề đắt đỏ nhưng lại vô cùng tốt đối với sức khỏe con người. Vậy phải uống như thê nào cho đúng cách để gia tăng hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Đặc điểm cây nhân trần
Cây nhân trần có đặc điểm gì?
Cây nhân trần là loại cây thuộc thân thảo. Chúng có chiều cao trung bình từ 0,5 – 1 m. Thân cây mọc thẳng và chỉ là đơn thân hoặc phân cành phân nhánh. Các lá mọc đâm ra phía dưới, lá phía trên có khi mọc cách xa nhau. Lá chủ yếu có hình trứng nhọn hoặc có thêm răng cưa nhưng mật độ rất thưa thớt.
Phần cuống lá cây nhân trần rất ngắn, chỉ khoảng 3 – 15 mm. Cụm hoa của cây nhân trần thường được mọc xen vào kẽ lá hoặc được xếp thành bông, thành chùm với chiều dài 30 – 40 cm. Loại hoa này chủ yếu có màu tím hay lam và nở thành 4 van, phía bên trong của chúng sẽ có nhiều hạt nhỏ.
Đặc biệt, lá cây nhân trần thường có mùi thơm, vị cay. Quả ra chủ yếu vào thời gian từ tháng 4 tới tháng 9. Loại cây này mọc nhiều ở vùng đồi núi, bờ ruộng, đất trống.
Thêm nữa, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cây nhân trần có thành phần chính là tinh dầu như cineol và flavonoit kết hợp với tính thanh mát nên có tác dụng rất tốt trong việc thanh nhiệt giải độc, bảo vệ lá gan mỗi ngày.
Tuy loại cây này tốt với con người nhưng nếu không sử dụng đúng cách, bạn sẽ khó có thể đạt được kết quả như mong đợi. Vì thế, hãy tham khảo ngay cách uống nhân trần đúng dưới đây để phát huy tối đa công dụng của loại cây này.
Hướng dẫn cách uống nhân trần
Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình sử dụng và uống nhân trần. Các bạn cần đọc và nhớ kỹ nhé:
Thứ nhất: Nếu bạn là người thường xuyên uống rượu bia thì tốt hơn cả, bạn nên uống một chai nhân trần để giảm đi phần nào ảnh hưởng từ rượu tác động tới lá gan. Bạn có thể sử dụng nhân trần, hạt muồng đem sao vàng, kết hợp với cam thảo sống và rau má đã được sấy khô (phơi khô). Đem toàn bộ nguyên liệu đó nấu với nước và cho tới khi cạn còn chừng 400 ml thì dừng lại, đổ ra chén để uống.
Thứ hai: Tình trạng viêm gan kèm theo những cơn sốt, biểu hiện da vàng và có mồ hôi ở đầu hay khô miệng, cảm giác khó chịu đầy bụng, khó tiêu thì bạn nên sử dụng ngay bài thuốc sau. Đó là lấy nhân trần kết hợp với đạ hoàng, chi tử đem sắc lấy nước uống. Lượng nước lấy về sẽ đem uống đều 3 ngày.
Thứ ba: Nhân trần ngoài những công dụng bạn đã biết thì chúng còn có khả năng chữa viêm túi mật hiệu quả. Cách thức điều trị bệnh này không quá khó. Bạn chỉ cần dùng nhân trần phối hợp với bồ công anh và nghệ vàng rồi đem sắc lấy nước uống như bình thường.
Chữa bệnh từ trà nhân trần
Thứ tư: Nếu bạn bị say nắng và đầu đau như búa bổ, nóng sốt thì ngay lập tức áp dụng bài thuốc sau. Đó là lấy nhân trần kết hợp với hành tăm để sắc lên uống nhé.
Thứ năm: Nếu vùng mắt bị đau, đỏ thì cần lấy nhân trần, mã đề (mỗi thứ một nắm) rồi đem sắc với 800ml để uống. Thực hiện liên tục cho tới khi hết đau thì dừng.
Lưu ý cần nhớ khi uống lá nhân trần
Về nguyên tắc điều trị, cần lợi mật, nhuận gan khi mà mật không tiết ra (hoặc bị tắc mật, viêm mật,..) hay gan có vấn đề. Do đó, nếu không có bệnh mà bạn uống nhiều lá nhân trần thì lại đồng nghĩa là bắt mật và gan không có nhu cầu mà vẫn phải tiết ra, khiến cho các bộ phận này phải hoạt động nhiều hơn và có thể gây ra mất cân bằng, tổn thương và sinh bệnh.
Thêm nữa, bạn không nên uống hàng ngày, đặc biệt vào thời gian trời nắng nóng. Bởi loại cây này rất lợi tiểu dẫn tới bạn thường xuyên phải đi tiểu. Nếu lượng nước và chất dinh dưỡng bị đào thải ra ngoài cơ thể quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới chức năng gan, làm nhuận gan quá mức.
Không nên uống trà nhân trần thường xuyên
Tiếp theo, bạn không nên pha chung nhân trần với cam thảo. Bởi nhân trần có tính mát, vị cay và có tác dụng đào thải. Trong khi đó, cam thảo lại bổ khí, thanh nhiệt, giải độc và trị hầu, họng sưng, giảm đau. Như vậy có thể thấy, cả hai loại này mặc dù đều có nhiều công dụng nhưng khi kết hợp với nhau thì lại không tốt chút nào. Bởi cam thảo có tính giữ nước còn nhân trần thì ngược lại (tức là đào thải). Tuy nhiên, thói quen của nhiều người Việt là kết hợp hai vị này để nước được ngọt thơm hơn nhưng từ giờ hãy lưu ý điều này nhé, đừng pha trộn một cách không hợp lý này.
Cuối cùng, phụ nữ mang thai tuyệt đối không dùng nước nhân trần, cam thảo. Nguyên nhân chính là bởi chúng có khả năng làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể. Đó là một trong những lý do dẫn đến người mẹ bị ít sữa hoặc mất sữa hoàn toàn.
Đặc biệt, người già, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi không nên sử dụng loại cây này vì chức năng tiêu hóa của những đối tượng này không được ổn định và khả năng hấp thụ yếu. Nếu họ uống quá nhiều nước mát thì sẽ không tốt và có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Do đó, bạn không nêu sử dụng nhân trần quá nhiều. Mỗi ngày uống không quá 1 lít/ ngày là ổn.
Trên đây là những thông tin cần thiết giúp bạn nắm rõ hơn về nhân trần. Bạn hãy tham khảo kỹ để có thể nhận diện và không bị lừa khi tới các cửa hiệu để mua loại lá này. Nếu muốn sử dụng đạt hiệu quả tốt thì bạn không được bỏ quên các gợi ý cách dùng phía trên. Đồng thời, các lưu ý khi sử dụng nhân trần sẽ là thông tin hữu ích giúp bạn hạn chế được tối đa tác dụng phụ cũng như thúc đẩy kết quả bạn mong muốn tới nhanh hơn. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp với nhiều phương pháp, phác đồ điều trị bệnh khác bên cạnh việc áp dụng nhân trần để cơ thể có thể sớm khỏe mạnh nhé.
Hi vọng với những thông chuyên sâu trên, bạn sẽ thực sự tự tin khi tìm chọn nhân trần và có thể tự khắc phục một số bệnh thường gặp từ loại lá này. Chỉ cần bạn chăm chỉ thực hiện và đều đặn mỗi ngày, những nỗ lực sẽ được đền áp, hiệu quả điều trị bệnh sẽ tới nhanh với những ai duy trì điều trị trong thời gian dài.
Chúc các bạn có sức khỏe tốt và mau chóng chữa lành các bệnh với một số bài thuốc phía trên từ lá nhân trần nhé.