Rau má – Vị thuốc mát bổ

Rau má là thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Nếu biết cách sử dụng, chúng sẽ đem lại rất nhiều tác dụng. Vì thế, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin, tác dụng và cách dùng loại rau này nhé.

Rau má là gì?

Hình ảnh cây rau má

Rau má là thực phẩm khá quen thuộc với tất cả mọi người.Mặc dù tốt nhưng nếu lạm dụng chúng sẽ gây ra tác dụng không tốt cho sức khỏe.

Về đăc điểm nhận diện, rau má:

  • Thân cây gầy, nhẵn
  • Thuộc dòng thân bò lan
  • Màu lá xanh lục hay ánh đỏ
  • Rễ cây có nhiều nấc mấu
  • Cuống lá dài và phần đỉnh lá tròn
  • Các lá thường mọc từ cuốn dài khoảng 5 – 20 cm
  • Phần rễ bao gồm thân rễ, mọc thẳng đứng và màu trắng kèm, được che phủ bởi một lớp lông tơ ở rễ

Công dụng rau má – ứng dụng trong đông y và tây y

  • Công dụng rau má trong đông y

Trong Đông y rau má còn có tên là Tích tuyết thảo hay Liên tiền thảo. Loại rau này có vị đắng, hơi ngọt và mát. Nếu ăn rau má, chúng sẽ có công dụng thanh nhiệt, dưỡng âm, giải độc, nhuận gan, lợi tiểu.

Không những thế, chúng còn có thể sát trùng và chữa thổ huyết, khí hư, tả lỵ, rôm sẩy, mụn nhọn rất tốt. Chính vì thế, trong đông y, xưa nay, rau má được đem ra để chế biến thành nhiều bài thuốc khác nhau. Nổi tiếng nhất phải kể tới những năm 1950, một lương y đã tìm ra cách chữa bệnh thanh nhiệt, giải độc, mề đay từ loại cây này và về sau đã được các bác sĩ y học ủng hộ và nhân rộng.

  • Tác dụng của rau má trong y học

Không chỉ được Đông y sử dụng để điều trị bệnh, rau má còn được các nhà khoa học phân tích và chỉ ra rằng: Rau má có chứa nhiều thành phần hóa học, gồm beta-caroten, saponins, sterols, saccharids, flavonols, manganese kẽm và các loại vitamins B1, B2, B3, C và K.

Trong đó, thành phần nhóm sapomin trong rau má đã được chứng minh có ích trong quá trình tăng cường chất chống oxy hóa, tái tạo tế bào mô và tăng cường cung cấp máu. Nhờ đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng loại rau này để  điều trị khi bị bỏng nhẹ hay mắc bệnh vẩy nến, có sẹo sau phẫu thuật cũng như sau sinh có rạn.

Qua quá trình thí nghiệm chuột bạch, các nhà khoa học càng chứng minh được rõ ràng công dụng của loại rau này. Đồng thời chúng còn làm giảm căng thẳng, trầm cảm và cải thiện phản xạ.

Tuy có nhiều công dụng tuyệt vời đó nhưng trong quá trình sử dụng, bạn cần phải chú ý những trường hợp sau nhé.

Những đối tượng không nên sử dụng rau má

Những đối tượng không nên ăn rau má

Dù không chứa độc tính và đã được chứng minh rất lớn về công dụng nhưng một số trường hợp dưới đây bạn cần phải lưu ý không nên sử dụng khi rơi vào các trường hợp sau;

  • Những người có bụng dạ yếu: Do rau má có tính hàn nên những người có tỳ vị hư hàn hoặc thường xuyên bị đầy bụng, đi phân lỏng thì bạn cần phải cẩn thận nhé. Trong trường hợp bạn muốn sử dụng thì cần ăn ít vài lá thôi nhé hoạc sử dụng kèm với lát gừng sống để giảm nguy cơ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Đặc biệt, các chuyên gia khuyên rằng người nào đang trong thời kì mang thai thì tuyệt đối không nên dùng nhé.
  • Người đang bị huyết áp thấp: Tại sao những người trong đối tượng này không nên ăn? Nguyên nhân chính là bởi rau má có khả năng làm huyết áp tụt nhanh nên những người huyết áp thấp cần hạn chế ăn loại rau này. Bạn có thể tham khảo thêm lời khuyên từ chuyên gia để biết cách dùng đúng cách.

Ngoài ra, khi sử dụng, bạn cần lưu ý thêm: Kh sử dụng rau má để điều trị bệnh ngoài da, bạn không nên tiếp xúc trực tiếp với tia nắng mặt trời do chúng có thể tạo ra phản ứng hóa học nhảy cảm với ánh sáng và gia tăng nguy cơ dị ứng. Đặc biệt, nếu bạn dùng rau má với liều lượng cao, cơ thể có thể bị bất tính, mặc dù tình trạng này hiếm gặp nhưng vẫn cần đề phòng nhé.

Lưu ý khi chọn và bảo quản rau má

Vì những công dụng tuyệt vời trên nên hiện nay, tại bất kì khu chợ to hay nhỏ bạn đều thấy rao bán rau má. Nhưng lưu ý rằng, hiện nay nhiều nơi trồn rau không sạch, phun thuốc nhiều nên chứa nhiều nguy cơ gây bệnh.

Chính vì thế, bạn cần phải lựa chọn rau má chuẩn để gia tăng hiệu quả điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe từ loại rau này:

  • Rau xanh đậm
  • Rễ cây trắng ngà

Nếu thấy xanh mơn mởn và bóng sáng thì rất có thể đó là loại cây được phụ thuốc hoặc trồng tại vùng đất không an toàn.

Ngoài ra khi lựa chọn được rau má sạch về sử dụng, bạn cần phải bảo quản đúng cách để có thể sử dụng thường xuyên, lâu dài:

Lưu ý khi chọn rau má

  • Mún rau có thể bảo quản lâu dài bạn cần để nhiệt độ tủ lạnh 1-4 độ C. Đây là nhiệt độ làm vi khuẩn khó thể phát triển khi mà phần rau được bảo quản ở nhiệt độ này. Ngược lại, nếu nhiệt độ tủ lạnh quá thấp, rau má sẽ dễ bị đóng bằng, gây hỏng nhanh.
  • Không rửa trước khi cho vào tủ lạnh. Đây là điều mà nhiều người hay quên. Mọi người có thói quen rửa cả đống rồi nhồi nhét vào tủ lạnh nhưng điều này khiến rau dễ hỏng hơn. Bạn nên rửa lượng rau cần thiết khi sử dung hiện tại rồi cất bỏ phần rau chưa dùng vào tủ, tuyệt đối không rửa nhé. Điều này giúp rau có thể để ở tủ lâu ngày mà không lo bị hỏng.
  • Bọc rau trong túi ni-lon. Cách làm này giúp rau được giữ đủ độ ẩm trên 90% và ngăn đi sự bay hơi nước.
  • Có thể quấn rau bằng khăn giấy trước khi cho vào túi nhưa. Điều này rất hiệu quả với rau má. Bạn có thể để cả tuần mà không lo bị héo úa\

Ngoài các cách làm trên, bạn có thể tham khảo thêm một số cách bảo quản rau má từ các kênh thông tin khác nhau. Tuy nhiên, các cách làm trên là cơ bản và khá hữu ích để bạn có thể bảo quản rau má của mình rồi.

Như vậy, qua phần chia sẻ trên, hẳn rằng, các bạn đã nắm rõ công dụng của loại rau này phải không? Hãy tìm hiểu kỹ thông tin để biết cách sử dụng rau má phù hợp trong từng trường hợp bệnh nhé. Hoặc bạn có thể sử dụng hàng ngày để ngừa bệnh và chăm sóc sắc đẹp rất tốt. Ngoài ra, khi sử dụng, bạn nhớ lưu ý các trường hợp cần “kiêng” rau má nhé.

Với rau má bạn chỉ có thể chữa các bệnh ở mức nhẹ. Nếu bệnh nặng thì bạn nên tới gặp bác sĩ chuyên gia để được hỗ trợ nhé. Chúc bạn sức khỏe tốt.

dotatloi

Sau mấy chục năm lăn lộn với việc sưu tầm nghiên cứu dược liệu, Đỗ Tất Lợi đã biên soạn được bộ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam xuất bản đến nay là lần thứ 11. Đây là một công trình nghiên cứu rất có giá trị ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Trên cơ sở cuốn sách này, năm 1968 Hội đồng chứng chỉ (khoa học) tối cao Liên Xô đã công nhận học vị Tiến sĩ khoa học cho dược sĩ Đỗ Tất Lợi. Năm 1983, tại Triển lãm hội chợ sách quốc tế Matxcơva, bộ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam được bình chọn là một trong bảy viên ngọc quý của triển lãm sách.

Bài viết liên quan