

Nếu như Hàn Quốc có nhân sâm là thần dược thượng hạng thì Việt Nam ta có tam thất. Liệu tam thất có thực sự bổ dưỡng như sự so sánh ấy hay không thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau.
Tam thất là cây gì và đặc điểm của loài thảo dược này
Tam thất còn có tên gọi khác là sâm tam thất, kim bất hoán hoặc là điền thất nhân sâm. Tác giả Đỗ Tất Lợi có giải thích trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” nguồn gốc của cái tên tam thất là do cây có 3 hoặc 7 lá chét. Cũng có người khác nói lí do là từ khi gieo đến khi cây ra hoa là 3 năm, cây thu rễ là 7 năm nên gọi là cây tam thất.
Cây tam thất trong tự nhiên
Tam thất là cây thân nhỏ mọc đứng và sống lâu năm. Chiều cao trung bình của cây khoảng từ 30 – 60cm, vỏ cây có rãnh dọc, lá mọc vòng 3 – 4 lá một. Lá kép giống hình bàn tay xòe. Tam thất phải trồng từ 3 đến 7 năm mới thu hoạch được rễ củ để làm thuốc.
Tam thất được chia thành hai loại là tam thất bắc và tam thất nam. Trong đó, tam thất bắc thuộc họ Nhân sâm và còn có tên gọi khác là sâm tam thất, thổ sâm, kim bát hoàn. Còn tam thất nam thuộc họ Gừng nên có tên gọi khác là tam thất gừng hay khương tam thất.
Công dụng kỳ diệu của tam thất
- Tam thất là một vị thuốc quý đặc biệt là đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Rễ cây tam thất có tác dụng dược lí phong phú và có tác dụng kích thích chức năng nội tiết sinh dục nữ, biểu hiện ở các hoạt tính estrogen và hướng sinh dục.
Củ tam thất có rất nhiều công dụng hữu ích
- Giống với nhân sâm, tam thất có công dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực và điều hòa miễn dịch.
- Củ tam thất giúp kích thích tâm thần, chống bệnh tự kỷ.
- Tam thất có chứa những chất quan trọng để bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp. Trong cây có chứa một chất đặc biệt giúp giãn mạch, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu ôxy là noto ginsenosid.
- Khi bị chảy máu do chấn thương, tiêu máu ứ do phẫu thuật hay va dập gây bầm tím phần mềm chỉ cần rắc bột tam thất rắc giúp cầm máu nhanh các vết thương.
- Đặc biệt củ tam thất có khả năng giảm sinh khối u, do đó làm hạn chế sự phát triển u, giảm tốc độ di căn của tế bào ung thư nên kéo dài cuộc sống cho các bệnh nhân ung thư đang trong giai đoạn hóa trị, xạ trị.
- Theo tính vật lý tam thất bắc có vị đắng ngọt, tính ấm nên có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết. Còn tam thất nam có vị cay, đắng, tính ôn nên có tác dụng thông kinh, hoạt huyết, tán ứ, chỉ thống.
Trà nụ tam thất giúp trị các chứng mất ngủ
- Uống trà nụ tam thất thường xuyên giúp trị các chứng mất ngủ, thiếu máu não và ổn định các chỉ số huyết áp.
Tam thất uống lúc nào là tốt nhất?
Để trả lời cho câu hỏi sử dụng tam thất vào lúc nào là tốt nhất thì cần phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và cách kết hợp giữa tam thất với các vị thuốc khác.
Tam thất được sử dụng dưới dạng sống và chín. Ngoài ra, xay tam thất thành bột có thể sử dụng lâu dài hơn lại rất tiện cũng là một cách phổ biến.
Bột tam thất đã xay có thể pha với nước ấm uống hoặc trộn lẫn mật ong sao cho hỗn hợp đặc sánh là sử dụng được.
Nếu chỉ sử dụng tam thất với nước lọc thì nên uống vào trước mỗi bữa ăn, còn rượu tam thất thì uống khoảng 15ml trong bữa ăn, tam thất mật ong lại nên uống vào mỗi sáng khi vừa thức dậy để tạo ra sự hưng phấn giúp con người tỉnh táo để có một ngày làm việc hiệu quả cũng như có tác dụng làm sạch ruột.
Ngoài những thời điểm trên, người dùng cũng cần để ý đến thời gian cũng như liều lượng tam thất cho mỗi lần dùng. Thông thường, người khỏe mạnh chỉ nên sử dụng tam thất mỗi ngày 1 lần, mỗi lần không nên uống quá 15ml. Người gầy yếu, đang mang bệnh hoặc vừa ốm dậy thì có thể uống thường xuyên hơn, ngày từ 2-3 lần để tăng cường sức đề kháng.
Ngoài ra, người dùng thay vì chỉ dùng tam thất thì nên kết hợp nó với những thực phẩm khác tạo thành món ngon bổ dưỡng. Ví dụ như thái lát củ tam thất rồi hầm với gà, với chim bồ câu, vừa tạo thành những món ăn ngon miệng, bổ dưỡng lại chữa bệnh hiệu quả.
Những lưu ý khi sử dụng tam thất
Mặc dù tốt cho sức khỏe là thế nhưng những người có cơ địa quá nóng hoặc quá lạnh khi dùng tam thất sẽ bị hiện tượng nổi mẩn ngứa, mề đay thậm chí là nóng ran người hay sốt nhẹ.
Nếu trong gia đình đang có phụ nữ mang thai hoặc người bị tiêu chảy kéo dài cũng không nên uống tam thất để tránh những hậu quả khó lường.
Trong trường hợp dùng tam thất để cầm máu thì thời gian dùng thuốc không dùng tỏi, gừng và các chế phẩm có chứa tỏi, gừng vì vốn tam thất đã có tính ấm lại thêm tỏi, gừng cũng có tính ấm nên sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Một số bài thuốc trong y học dân gian từ tam thất
- Chữa các vết bầm tím do ứ máu: Ngày uống 3 lần bột tam thất với nước ấm, mỗi lần dùng từ 2-3g, cách nhau từ 6-8 giờ.
- Chữa đau thắt lưng: Trộn đều bột tam thất và bột hồng nhân sâm lượng bằng nhau pha với nước, ngày uống 2 lần, mỗi lần sử dụng khoảng 4g. Thuốc cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng cho người suy nhược thần kinh, phụ nữ sau sinh và người mới ốm dậy.
- Chữa bạch cầu cấp và mạn tính: Với công thức đương quy 15-30g, xuyên khung 15-30g, xích thược 15-20g, hồng hoa 8-10g và tam thất 6g sắc uống sẽ thấy bệnh tình cải thiện.
- Phòng và chữa đau thắt ngực: Mỗi ngày uống 1 lần từ 3-6g bột tam thất với nước ấm.
- Chữa máu ra nhiều sau khi đẻ: Xay tam thất thành bột mịn rồi uống với nước cơm, mỗi lần 8g, ngày uống 2-3 lần.
Gà tần tam thất là món ăn bổ dưỡng
- Trị chứng thiếu máu hoặc huyết hư (các chứng sau khi sinh): Sủ dụng từ 6-8g bột tam thất hàng ngày hoặc có thể bồi bổ cho sản phụ gà tần với tam thất.
- Chữa suy nhược cơ thể ở người già và phụ nữ sau khi sinh: Tán nhỏ các nguyên liệu sau bao gồm tam thất 12g, sâm bổ chinh 40g, ích mẫu 40g, kê huyết đằng 20g và hương phụ 12g. Mỗi ngày uống 30g.
- Chữa rong huyết, rong kinh do bế kinh, huyết ứ: Sắc các nguyên liệu sau uống 1 ngày trong tháng gồm tam thất 4g, ngải điệp 12g, ô tặc cốt 12g, đương quy, xuyên nhung, đơn bì và đan sâm, mỗi vị 8g.
Như vậy, tam thất thực sự có rất nhiều công dụng hữu ích và nó được ưu ái với cái tên là nhân sâm của Việt Nam quả không sai.