Tác dụng chữa bệnh thần kì từ bạch đàn

Bạch đàn một loại cây lấy gỗ thật không ngờ lại có nhiều công dụng điều trị bệnh đến vậy. Bạn đã biết hết những công dụng tuyệt vời của bạch đàn hay chưa? Ở bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị và các bạn.

Bạch đàn hay còn gọi là Khuynh diệp. Tên khoa học  là Eucalyptus. Thuộc họ Đào kim nương.

Đặc điểm sinh học của cây bạch đàn

Cây bạch đàn là loại thân gỗ, có thể cao tới hơn 10m. Cây nơi nguyên sản có thể cao 20 – 30 m, đường kính 1m. Thân cây bạch đàn hình trụ thẳng, rất dẻo và có sức chịu đựng gió bão. Vỏ cây màu xám, dày, nứt dọc sâu, đến mùa cây tự tróc lớp vỏ ngoài để lộ lớp vỏ non màu trắng. Cây nhiều cành. Cành non thường có 4 cạnh, cành già tròn, không cạnh.

Lá trên cành non và cành già có sự khác biệt nhất định. Ở cây non hoặc cành non, lá cây gần như không cuống, mọc đối, phiến lá hình trứng hoặc gần giống hình trái tim, dài 10 – 15cm, rộng 4 – 8cm. Trên cành già, lá cây mọc riêng, so le, hình liềm, phiến lá hẹp dài 16 – 25cm, rộng 2 – 5cm cuống lá ngắn, cong. Khi vò ra, lá có mùi thơm.

Hoa bạch đàn mọc từ kẽ lá, màu trắng vàng, nhị hoa hình núm, có 4 lá đài và 4 cạnh tương ứng. Quả hình chén, phía trên có 4 ngăn, bên trong chứa ít hạt.

Hình ảnh lá, hoa và quả bạch đàn

Hiện có hơn 700 loài bạch đàn trên thế giới, hầu hết có bản địa tại Australia, và một số nơi khác. Các loài bạch đàn đã được trồng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới gồm châu Mỹ, châu Âu, châu Phi, châu Á. Ở nước ta, cây bạch đàn phân bố rộng khắp .Cây được trồng nhiều để phủ xanh những đồi trọc thuộc các tỉnh trung du như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Cạn, Thái Nguyên….

Cây bạch đàn (cây có thân màu trắng)

Thành phần hóa học của cây bạch đàn

Trong lá của bạch đàn có chứa nhiều tinh dầu.

Bộ phận dùng của cây bạch đàn

Thông thường người ta lấy lá bạch đàn để dùng làm thuốc, luyện tinh dầu. Dân gian thường dùng lá tươi hoặc lá khô. Lá bạch đàn về không cần phải chế biến gì thêm mà sử dụng được luôn.

Tinh dầu của nó được sử dụng như tinh dầu tràm. Tuy nhiên, đến nay bạch đàn ở Việt Nam chưa được khai thác qui mô công nghiệp như tràm mà vẫn còn ở phạm vi nghiên cứu thăm dò và đề xuất.

Gỗ bạch đàn được sử dụng đa năng từ làm bột giấy, ván ép, ván dăm bào, trụ cột cho đến đồ mộc gia dụng, xây cất nhà cửa cũng như công trình xây dựng nặng.

Công dụng của cây bạch đàn

Có thể dùng lá của các loài bạch đàn như: bạch đàn trắng, bạch đàn liễu hoặc bạch đàn xanh (E. globulus) là loại đã được sử dụng rất lâu đời ở các nước châu Âu.

Bạch đàn dùng làm thuốc hãm, thuốc xông. Hoặc lấy lá pha chế thành các dạng bào chế như Siro cồn lá bạch đàn, dùng để chữa các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho, hen …Ngoài ra, tinh dầu của bạch đàn còn được dùng trong kỹ nghệ hương liệu để sản xuất nước hoa và các loại chất thơm khác.

Dưới đây là một trong những công dụng điển hình của vị thuốc này:

  • Điều trị ho, thông đờm
  • Điều trị đau nhức xương khớp
  • Điều trị hôi nách
  • Điều trị bệnh ghẻ, ngứa ngoài da

Một số cách chữa bệnh từ cây bạch đàn

  1. Cách chữa á sừng bằng lá bạch đàn:
  • Nguyên liệu: Lá bạch đàn già còn tươi; thuốc khử trùng dạng bột (loại thuốc khử trùng ngoài da hoặc khử trùng vùng kín).
  • Cách làm: Lá bạch đàn rửa sạch cho vào nồi cùng một ít muối, đun với 3 lít nước, để sôi khoảng 5 phút cho tinh dầu tan ra.

Đến khi nước nguội bớt thì đổ thuốc bột khử trùng vào khuấy đều cho tan. Dùng nước này để ngâm tay hoặc chân bị á sừng khoảng 30 phút. Sau đó lấy lá bạch đàn xoa nhiều vào vùng da bị bệnh để làm sạch tế bào chết. Kiên trì thực hiện theo cách này trong khoảng 1 tuần sẽ thấy kết quả.

cây bạch đàn có nhiều tác dụng chữa bệnh

  1. Điều trị ho và các bệnh về hô hấp khác: 

Khi thay đổi thời tiết, cơ thể dễ bị phản ứng mà đầu tiên là về hệ hô hấp. Dùng tinh dầu bạch đàn để bôi ngoài da, đặc biệt là ở ngực, cổ họng và hai bên thái dương. Nếu không có tinh dầu có thể dùng lá bạch đàn kết hợp lá sả đun nước để xông hơi và tắm.

  1. Điều trị đau nhức xương khớp: 

Dùng tinh dầu bạch đàn xoa bóp những vùng xương khớp bị đau. Hoặc dùng lá bạch đàn đun lấy nước để xông hơi.

  1. Điều trị hôi nách: 

Dùng lá bạch đàn tươi giã nát, xoa vào vùng nách sau khi tắm. Mỗi ngày là một lần, làm liên tục cách trên trong thời gian khoảng một tuần bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả tuyệt vời của vị thuốc này.

  1. Điều trị ghẻ, ngứa ngoài da:

Nước lá bạch đàn có mùi tinh dầu và vị đắng (con ghẻ rất kỵ mùi này khiến nó phải bỏ đi nơi khác trú ngụ) nên lấy lá bạch đàn đun nước tắm hàng ngày.

  1. Giảm lo lắng và stress:

Căng thẳng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, tình cảm và hiệu quả công việc. Do đó, ngay khi căng thẳng, bạn nên uống một tách trà khuynh diệp để giảm lo lắng và stress và cải thiện tình trạng cơ thể.

  1. Cải thiện hệ thống miễn dịch:

Chọn lá bạch đàn bánh tẻ, xắt nhỏ vừa tầm sau đó sao khô để làm trà uống. Bạn chỉ cần hãm như chè khô bình thường rồi uống để giúp cơ thể khỏi sự tấn công từ vi khuẩn như E. coli hay các loại nấm men gây nhiễm trùng.

  1. Kiểm soát và phòng chống bệnh tiểu đường:

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế biến lá bạch đàn làm thành trà có thể xem là một biện pháp ổn định đường huyết, phòng ngừa hiệu quả để điều trị bệnh tiểu đường. Chỉ cần uống 1 – 2 tách trà bạch đàn mỗi ngày, bạn có thể phòng ngừa và dần đẩy lùi căn bệnh này.

  1. Giảm đau nhức:

Tinh dầu bạch đàn có khả năng làm mát. Khi xoa tinh dầu lên da, bạn sẽ có cảm giác dịu mát, bớt đau nhức. Các thành phần trong tinh dầu còn có khả năng làm thư giãn các cơ và hệ thần kinh. Chúng kích thích và làm tăng tốc độ lưu thông máu tới những vùng da đang bị tổn thương nên làm giảm viêm nhiễm và làm lành vết thương rất tốt.

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về cây bạch đàn cũng như những tác dụng kì diệu của nó. Hi vọng với bài viết này, các bạn sẽ “bỏ túi” những mẹo vặt để chăm sóc tốt sức khỏe cho các thành viên của gia đình mình nhé!

dotatloi

Sau mấy chục năm lăn lộn với việc sưu tầm nghiên cứu dược liệu, Đỗ Tất Lợi đã biên soạn được bộ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam xuất bản đến nay là lần thứ 11. Đây là một công trình nghiên cứu rất có giá trị ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Trên cơ sở cuốn sách này, năm 1968 Hội đồng chứng chỉ (khoa học) tối cao Liên Xô đã công nhận học vị Tiến sĩ khoa học cho dược sĩ Đỗ Tất Lợi. Năm 1983, tại Triển lãm hội chợ sách quốc tế Matxcơva, bộ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam được bình chọn là một trong bảy viên ngọc quý của triển lãm sách.

Bài viết liên quan