Tác dụng của cây cỏ mực không phải ai cũng biết

Cỏ mực là cây được y học cổ truyền sử dụng khá nhiều nhưng không phải ai cũng biết tới loại cây này. Chính vì thế, bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ tác dụng tuyệt vời của chúng.

Đặc điểm cây cỏ mực

Điểm nổi bật của cây cỏ mực là gì?

Cây cỏ mực hay còn được gọi là cây nhọ nồi. Tên khoa học của chúng là Eclipta alba Hassk thuộc họ cúc Asteraceae. Chúng luôn mọc thẳng đứng, chiều cao lên tới 80cm, thân nhiều lông cứng. Lá mọc đối có lông 2 mặt, trung bình dài 2 – 8 cm, rộng 5 – 15 mm.

Cụm hoa hình đầu có màu trắng, mọc trong kẽ lá hoặc đầu cành. Lá bắc có chiều dài trung bình 6 – 7 mm, có lông. Tùy từng loại, quả bế 3 cạnh hoặc dẹt hoặc có cánh, dài 3 mm, rộng 1,5 mm. Phía đầu thường bị cụt, mọc hoang khắp mọi nơi. Tại bất kì cùng đất hoang nào, bạn cũng có thể nhìn thấy loại cây này mọc lên. Do khi vò nát nước có màu đen nên được gọi là cây cỏ mực

Công dụng tuyệt vời của cây cỏ mực

Thành phần hóa học chính của cây cỏ mực là ít tinh dầu, có vị đắng, tannin, carotene và lượng chất ancaloit gọi là ecliptin khá nhiều. Ngoài ra, một số tài liệu còn nghiên cứu và chỉ ra rằng, cây cỏ mực còn chứa chất wedelolacton. Đây là một chất curmarin lacton và tách được chất demetylwedelacton và một flavonozit. Đặc biệt, chúng còn chứa vitamin K với hàm lượng lớn nên có tác dụng chống chảy máu tử cung trên động vật thí nghiệm. Nếu sử dụng thường xuyên, chúng không gây tăng huyết áp, không làm giãn mạch.

Theo y học cổ truyền, cỏ mực còn là loại cây có vị ngọt chua, thanh mát, chỉ huyết nên những người bị bệnh thận uống khá tốt.

Không những thế, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cỏ mực là loại cây có tác dụng khác như:

  • Làm đen râu tóc
  • Chỉ huyết lỵ
  • Xuất huyết nội tạng như tiểu tiện ra máu, chảy máu dạ dày, rong kinh, thổ huyết do lao, kiết lỵ, …
  • Hỗ trợ điều trị viêm gan mạn hay chấn thương sưng tấy lở loét, mẩn ngứa…
  • Ngoài ra, dân gian còn dùng chữa ho hen, ho lao, viêm cổ họng.

Vì nhiều công dụng và dễ tìm, dễ sử dụng nên cây cỏ mực là một trong những loại cây được ưu tiên sử dụng trong quá trình điều trị từ đông y.

Các bài thuốc từ cây cỏ mực nên biết

Cỏ mực có thể sử dụng để làm nhiều bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Để có thể nắm rõ cách chữa trị trong từng bệnh, hãy tham khảo các cách làm dưới đây để sẵn sàng điều trị cho bản thân khi mắc phải nhé.

  • Chữa bệnh thổ thuyết và chảy máu cam: Bạn chỉ cần lựa chọn cả cây và cành cỏ mực rồi giã nát lấy nước để uống.
  • Tiểu ra máu: Nướng cỏ mực trên miếng ngói khô sạch, tán bột. Mỗi một lần dùng, bạn chỉ lấy 8g rồi hòa với nước cơm.
  • Trĩ ra máu: Sử dụng cỏ mực nguyên rễ rồi đem giã nhuyễn, cho vào 1 chén rượu nóng, thành dịch đặc để vừa đắp trực tiếp bên ngoài vừa uống bên trong.
  • Bị vết đứt chém nhỏ chảy máu: Sử dụng ngay một nắm cỏ mực, rửa sạch rồi giã nhuyễn để đắp lên vết thương. Ngày 1 – 2 lần.
  • Chảy máu hành tá tràng – dạ dày: Lấy 50g cỏ mực, 25g bạch cập, 4 quả đại táo, 15g cam thảo đem sắc thuốc uống. Mỗi ngày 1 thang. 1 tháng chia làm 2 lần.

Cỏ mực chế biến làm thuốc rất dễ dàng

  • Rau tóc bạc sớm: Đây là vấn đề thường gặp phải khi chúng ta bước vào độ tuổi trung niên. Vì thế, bạn nên khắc phục hoặc phòng tránh bằng cách lấy lượng cỏ mực vừa phải, rửa sạch rồi đem nấu cô đặc thành cao. Cuối cùng, cho thêm nước gừng, mật ong để cô đặc lại cỏ mực một lần nữa. Đem tất cả cho vào lọ, mỗi lần dùng chỉ lấy ra 1 – 2 thìa canh hòa nước đun sôi còn ấm hoặc chút rượu gạo để uống mỗi ngày nhé. Duy trì 1 ngày 2 lần.

Ngoài ra, bạn có thể thực hiện bằng cách lấy 1 – 2kg cỏ mực, ép lấy nước dịch đặc trộn với bột nữ trinh tử (loại đã được chế biến sẵn). Mỗi lần uống 10g. Ngày uống 3 lần cùng rượu gạo đã được hâm nóng nhé. Chăm chỉ thực hiện theo cách này, đảm bảo không chỉ xanh đen râu tóc mà còn đẩy lùi chứng đau lưng gối…

  • Rong kinh: Trong trường hợp bị nhẹ bạn có thể khắc phục bằng cách sử dụng cây cỏ mực. Điều trị bằng cách, lấy cỏ mực tươi đem giã rồi vắt lấy nước cốt để uống. Ngoài ra, bạn có thể uống 8g/ngày với nước cơm.
  • Chữa di, mộng tinh: Đây là bệnh mắc phải phần lớn do thận nóng. Trong khi đó, cỏ mực rất tốt cho thận nên bạn có thể điều trị bằng cách sử dụng nguyên liệu này. Chỉ cần đem cỏ mực sấy khô rồi tán bột, uống mỗi ngày 8g với nước cơm là được nhé.
  • Bị loét ống tiêu hóa chảy máu. Bạn có thể khắc phục bằng cách dùng cỏ mực 30g kết hợp cỏ bậc 30g rồi đun sôi uống hàng ngày.
  • Nôn ra máu: Nhiều người gặp phải tình trạng này lại hoang mang không biết cách khắc phục như thế nào. Nhưng nhớ nhé, với trường hợp này, bạn cần đặc biệt bình tĩnh và điều trị tạm thời bằng cách sử dụng cỏ mực 30g kết hợp 15g lá sen, trắc bá diệp 10g đem đun sôi với nước. Mỗi ngày uống 3 lần.
  • Tưa lưỡi cho trẻ: Vấn đề này các mẹ đều vô cùng quan tâm. Nếu ai đang lo lắng không biết làm sạch lưỡi cho con kiểu gì trong những ngày tháng đầu đời thì hãy làm theo hướng dẫn sau. Sử dụng cây cỏ mực tươi 4g và 2g lá hẹ, lấy nước cốt hòa mật ong để chấm lên lưỡi của con 2 giờ 1 lần.
  • Suy nhược cơ thể, kém ăn: Vấn đề này con nhỏ thường mắc phải nên mẹ cần khắc phục sớm cho con nhé. Khắc phục bằng cách lấy 100g cỏ mực, 100g cỏ mần trầu và 50g gừng khô. Đem tất cả các vị này chặt nhỏ rồi sao khô, khử thô rồi cho 3 chén nước dừa tươi nấu đều lên, khi nước còn 8 phân thì dừng lại nhé. Uống mỗi ngày 2 lần.
  • Chữa đái ra máu: Sử dụng kết hợp cả cỏ mực và cây mã đề. Mỗi loại 30g. Đem cả 2 thành phần này rửa sạch, giã ép lấy nước uống hàng ngày. Chúng không chỉ giúp chữa cảm sốt nóng, viêm họng tốt mà còn đẩy lùi tình trạng đái ra máu.
  • Chảy máu tử cung: Vấn đề này thường gặp ở phụ nữ. Nếu không khắc phục nhanh thì chúng sẽ rất nguy hiểm. Để cải thiện, bạn cần lấy 15g cỏ mực và lá trắc diệp. Sắc 1 thang uống liền trong 7 ngày.

Trên đây là một số thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn cây cỏ mực cũng như tác dụng tuyệt vời của chúng. Hãy đọc kỹ hướng dẫn các bài thuốc để có thể điều trị đúng cách nhé.

Bài viết liên quan