

Tìm hiểu về công dụng và cách dùng artiso đỏ
Cây artiso đỏ người dân vẫn dùng làm cây cảnh trước nhà, ít ai biết đến công dụng của loại cây phổ biến này. Bài viết sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về loài cây và cách dùng loại hoa artiso để nâng cao sức khỏe.
Một vài đặc điểm của loài hoa artiso đỏ
Về tên gọi: Tên artiso đỏ là cách gọi của người miền Bắc dành cho cây Hibiscus. Hiện nay đã có nhiều người biết đến công dụng của loại cây này nên đã trồng khá phổ biến. Một số đặc điểm chủ yếu của cây artiso như sau:
Cây phát triển khá tốt vào thời tiết ấm, 1 năm có thể cao 1,5 đến 2 m. Cây phân nhánh gần gốc, thân màu tím nhạt, lá hình trứng, mép lá có răng cưa. Hoa đơn, mọc ở nách lá, và gần như không có cuống. Tràng hoa màu vàng hồng, có khi màu trắng. Qủa nang hình trứng có lông thô, mang đài màu đỏ bao quanh quả. Về thời vụ, cây ra hoa từ tháng 7 tháng 8 và kéo dài đến tháng 10. Khi ra hoa và kết trái, toàn bộ thân cây và tán cây có màu đỏ đậm nhìn rất bắt mắt nên cây có thể được chọn làm cây cảnh trước nhà. Thời điểm thu hoạch thích hợp nhất là vào mùa thu. Lúc này hoa đã nở hết, các đài hoa vẫn mềm không nhăn héo và có màu đỏ sẫm. Thu hái vào thời gian này sẽ giữ được dược tính của cây.
Cây artiso đỏ
Thành phần hóa học và dinh dưỡng của cây artiso đỏ
Các bộ phận lá, đài hoa artiso đỏ rất giàu về Acid và Protein. Các acid chính tan trong nước là acid Citric, Acid Malic và Acid Tartric,… Chúng cũng chứa Gossypetin và Clorid Hibiscin là chất có tính kháng sinh cao.
Hoa artiso chứa một chất màu vàng loại Flavonol Glucosid là Hibiscitrin, Hibiscetin, Gossypitrin và Sabdaritrin. Quả khô chứa Canxi Oxalat. Gossypetin Anthocyamin và vitamin C.
Hạt chứa 7,6% nước, 22,3% dầu, 24 % protein, 13,5 % chất xơ, 7% chất khoáng,…Dầu hột artiso đỏ tương tự như dầu hạt bông cải có tác dụng chống nấm và bệnh ngoài da.
Công dụng chủ yếu của lá hoa và cây artiso đỏ
Dầu ép từ hạt artiso đỏ có tác dụng kháng sinh trên một số chủng vi khuẩn như Escherichia coli, Salmonella typhi, Bacillus subtilis,… Dầu có tác dụng kháng nấm trên một vài loại nấm: Aspergillus, Trychophyton, …
Đài hoa artiso đỏ có tác dụng chống co thắt cơ trơn, làm thư giãn cơ trơn tử cung, làm hạ huyết áp và có tính kháng khuẩn, kháng sinh. Đài hoa có tác dụng trị ho, viêm họng rất tốt. Kinh nghiệm cho thấy có thể dùng đài hoa để trị các triệu chứng viên họng do thời tiết.
Đài và lá của cây artiso đỏ còn dùng làm thuốc nhuận gan, lợi tiểu: Dịch chiết từ nước đài hoa artiso có tác dụng hạ huyết áp nhanh chóng, cải thiện rõ rết tình trạng khối u sarcoma.
Nước hãm đài hoa chứa nhiều acid hữu cơ có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, lọc máu, giảm áp suất mạch và kích thích nhu động ruột, có tác dụng kháng khuẩn và nhuận tràng rất tốt.
Lá artiso đỏ có vị chua chua, có thể làm rau ăn. Nhiều nơi dùng đài hoa có vị chua để pha thay vị dấm. Đài hoa cũng có thể ngâm hãm dùng làm nước giải khát hoặc si rô. Toàn cây artiso đỏ có thể dùng chế rượu vang. Màu đỏ hồng trông thật đẹp mắt.
Hoa artiso đỏ có thể ngâm dùng làm thuốc trị ho cho trẻ em: Lấy đài hoa đỏ chưng với đường phèn, mật ong, lấy nước uống hàng ngày. Sử dụng hoa artiso đỏ thường xuyên là cách phòng ho cảm về mùa đông.
Thu hái và tách hạt artiso đỏ
Hoa artiso đỏ có nhiều vitamin C, do đó ngoài việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, việc uống artiso đỏ hàng ngàygiúp làm đẹp da và ngăn chặn quá trình lão hóa da. Sử dụng hoa artiso đỏ hàng ngày sẽ thanh nhiệt cơ thể, giúp làm đẹp da rất tốt cho chị em.
Cách sử dụng artiso đỏ đúng cách
Quả artiso đỏ hái về, chúng ta tách riêng đài hoa để ngâm siro, còn hạt ở trong thì có thể cho vào nấu nước uống như trà.
Đài hoa tách xong đem rửa, ngâm với nước muối loãng, vớt ra để ráo.
Chuẩn bị một bình thủy tinh để ngâm. Không nên dùng bình nhựa nhé!
Ngâm si rô với tỉ lệ hoa artiso và đường là 1: 1, 1kg hoa với 1kg đường trắng. Rải một lớp đường dưới đáy bình, sau đó rải một lớp hoa, cứ như vậy cho đến lớp hoa cuối thì phủ một lớp đường trắng lên. Dùng vỉ ép chặt xuống, sau đó đậy nắp bình lại. Làm vậy hoa trong bình không thể trồi lên, sẽ ngập trong đường.
Sau một đêm, chúng ta sẽ thấy hoa ngót xuống còn 1 nửa bình và có nước. Cần kiểm tra và ép chặt hoa xuống nước cho khỏi nổi lên. Để nguyên trong bình khoảng 3, 4 tuần là có thể dùng được si rô.
Ngoài cách ngâm si rô ở trên, bạn có thể tham khảo một số cách sử dụng hoa artiso đỏ sau:
Đem hái hoa artiso đỏ tách hạt ra rồi phơi khô. Cất giữ nơi thoáng mát và tránh ẩm mốc. Ta có thể đem tán nhỏ hoặc dùng hãm nước uống như chè.
Đồ uống từ hoa artiso đỏ
Dùng trà hoa artiso đỏ khô:
Ta lấy một nhúm hoa artiso đỏ khô đem bỏ vào tách nước sôi, khoảng 10 phút sau, ta có thể thưởng thức được tách trà artiso đỏ rất thơm ngon.
Trà từ hoa artiso đỏ tươi:
Sau khi hái về, ta cũng có thể tách hạt đi rồi rửa sạch hoa, đem cho đài quả đã rửa vào bình nước sôi. Cho thêm lát gừng một chút đường hoặc mật ong là ta có 1 tách trà thơm bổ dưỡng.
Ngâm rượu hoa artiso đỏ tươi:
Hoa artiso đỏ sau khi hái xuống thì tách lấy hạt, rửa sạch và để ráo nước. Xếp hoa vào bình thủy tinh sạch và khô, sau đó đổ rượu vào ngập hoa. Cất bình nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời. Cất trong khoảng 3 tháng là ta có thể dùng được thứ rượu thuốc này.
Hoa artiso đỏ là một sản phẩm rất tốt mà thiên nhiên ban tặng. Chúng ta hãy tận dụng thứ hoa và quả này để bồi dưỡng sức khỏe. Thường xuyên uống trà artiso đỏ sẽ ngăn chặn được sự hấp thu quá nhiều carbohydrate vào cơ thể, giúp đẩy lùi những căn bệnh nguy hiểm do ăn uống không điều độ gây ra. Bạn nên chú ý đến sức khỏe của bản thân và gia đình, hãy tận dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên.
Như vậy, trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về công dụng của hoa artiso đỏ. Mỗi ngày một kinh nghiệm hay, một bài học quý từ thiên nhiên sẽ giúp con người sống khỏe hơn. Cây hoa artiso đỏ vẫn được biết đến là một cây hoa cảnh trước cửa nhà. Bạn hãy chú ý đến cách sử dụng sản phẩm từ cây này để có thêm một kinh nghiệm sống khỏe từ thiên nhiên.