

Cây Vạn Niên Thanh có ý nghĩa phong thủy tăng tài vận cho gia chủ. Loại cây phù hợp làm cây cảnh trong nhà, cây cảnh văn phòng giúp lọc sạch không khí, mang đến không gian sự tươi mới. Ngoài ra, nó còn có rất nhiều tác dụng trong việc điều chế các bài thuốc chữa mụn nhọt và các bệnh lý thường gặp khác.
Tìm hiểu về Vạn Niên Thanh
Cây Vạn Niên Thanh có tên khoa học Dieffenbachia Amoena, thuộc họ thực vật Araceae (họ ráy) có hoa. Cây có nguồn gốc xuất xứ từ Colombia, Brazil. Một số người ra tiệm hỏi cây Trầu Bà họ cũng nói đây là cây Vạn Niên Thanh. Rồi thắc mắc bảo, sao cây Vạn Niên Thanh trước tôi thấy khác, nó đâu có như thế này.
Cây Vạn Niên Thanh
Thực ra thì cây Trầu Bà cũng được gọi là Vạn Niên Thanh nhưng chính xác hơn là Vạn Niên Thanh leo, còn cây này là Vạn Niên Thanh dạng thân. Là loại cây rất phù hợp với người tuổi thìn, đặt cây tại phía Đông Nam phòng khách để tăng tài vận. Theo một số nghiêm cứu của nhà khoa học cây có thể kiểm soát sự lâu lan của tế bào ung thư.
Vạn niên thanh sống lâu năm vẫn luôn xanh tốt. Mùa đông lá không héo úa nên được coi là loài cây cát tường, sử dụng rộng rãi. Vạn niên thanh được dùng trong ngày lễ tết ngụ ý sung túc tốt đẹp, dùng trong việc hôn nhân là cầu chúc như ý, trong lễ mùng thọ là để chúc sống lâu.
Đặc điểm của Vạn Niên Thanh
Vạn Niên Thanh là cây thảo sống nhiều năm, rễ mập, ngắn, có nhiều đốt, trên đốt có nhiều rễ con. Lá mọc từ rễ dây rộng từ 3.5 đến 6mm, mép nguyên, mặt trên xanh lục, mặt dưới màu lục nhạt.
Hoa Vạn Niên Thanh mọc thành từng bông màu xanh, quả mọng nước hình cầu màu quả quất, có duy nhất một hạt.
Cây vạn niên thanh ưa bóng và thời tiết mát mẻ. Nếu trồng trong đất ẩm thì cho lá to, dày bóng. Nếu trồng trong nước thì cho lá hẹp, cành trắng và vươn dài.
Dáng hình thanh mảnh, lá xanh bóng của cây có tác dụng làm mát không khí, làm dịu những không gian thô cứng hoặc nhiều đồ vật mang tính âm, thuộc hành Kim, Mộc.
Cây Vạn Niên Thanh thân mập, tròn, cao từ 0,5 đến 1m, có các vòng sẹo do lá rụng để lại. Lá cây mọc tập trung đầu cành, lớn, hình bầu dục thuôn nhọn đầu, mở rộng ở gốc hình tim, cuống mập, có bẹ ôm thân. Lá vạn niên thanh có màu xanh bóng dày, gân lông chim, nổi bật các đốm trắng vàng hay ánh bạc nằm rải rác trên phiến lá.
Cây Vạn Niên Thanh leo
Tác dụng của Vạn Niên Thanh
Lọc không khí, khử các chất độc trong môi trường
Cây vạn niên thanh có tác dụng lọc sạch không khí, khử bớt các bức xạ từ do các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại và khử các khí độc trong môi trường. Cây được sinh trưởng và phát triển tốt sẽ lọc và khử độc hiệu quả hơn đặc biệt ở những nơi bị ô nhiễm. Do đó Vạn niên thanh được xếp vào loại cây có khả năng hấp thụ độc tốt nhất.
Kiểm soát sự lây lan của tế bào ung thư
Rất nhiều nghiên cứu khoa học trước đây chỉ ra rằng chi Dieffenbachia có tác dụng kiểm sóa sự lây lan của tế bào ung thư.
Dùng trong y học
Thường được dùng làm thuốc chữa rắn cắn, sưng đau họng, trị mụn nhọt. Thân cây sắc uống làm thuốc nhuận tràng. Dân gian cũng dùng cả cây cắt ngang bỏ vào cốc nước đun sôi để nguội uống cho khỏe người, chữa liệt dương và trợ tim.
Vạn niên thanh trong các bài thuốc
Lỵ trực khuẩn ra máu
Dùng dung dịch ngâm dấm 20% uống lần đầu 5ml, sau đó mỗi lần 3 – 4ml, một ngày 3 – 4 lần, điều trị một liệu trình 5 – 7 ngày, tỷ lệ lành bệnh đạt 90%. Khi sử dụng thuốc, một số bệnh nhân bị nhức đầu, chậm nhịp tim, đau bụng, nếu ngừng uống thuốc thì các triệu chứng hết.
Viêm tuyến mang tai (tuyến quai hàm) dịch tễ
Dùng 20 – 30 gam rễ Vạn niên thanh tươi giã nhỏ, đắp vào chỗ bệnh, ngày thay thuốc 2 lần.
Bạch hầu, đau họng, viêm họng
Rễ Vạn niên thanh giã vắt nước hoặc mài uống.
Trị thưng độc
Rễ Vạn niên thanh mài bôi chỗ bệnh.
Cảm nắng, đau bụng
Dùng 10 đến 30 g rễ Vạn niên thanh sắc uống.
Thoát giang
Dùng toàn cây vạn niên thanh sắc nước rửa hàng ngày, lấy bột ngũ bội tử bôi vào chỗ bệnh.
Rắn cắn
Dùng rễ Vạn niên thanh mài và bôi vào vết rắn cắn.
Ngã tổn thương đau nhức, bong gân
Dùng rễ Vạn niên thanh để sắc lên và uống.
Trĩ sưng đau
Dùng Vạn niên thanh sắc với xương đùi chó (bỏ hai đầu). Sau đó xông và rửa chỗ bệnh mỗi ngày 2 đến 3 lần. Hoặc chỉ dùng mỗi cây vạn niên thanh sắc nước và xông rửa.
Cây Vạn Niên Thanh sở hữu rất nhiều tác dụng
Trồng và chăm sóc Vạn Niên Thanh
Về đất
Dùng đất cần phải tơi xốp, sau khoảng 2 năm thì cần phải thay chậu 1 lần, loại bỏ những thân trần trụi để thúc đẩy quá trình ra lá non. Đảm bảo độ ẩm cho đất vừa phải.
Về nước
Nên tưới nước ở nhiệt độ phòng khoảng từ 16-40 độ. Trung bình 1 tuần tưới 1-2 lần từ 500 đến 800 ml nước ( chậu 35 *50 cm). Mùa hè và mùa xuân cây cần được tưới nước nhiều hơn các mùa khác. Khi cây thiếu nước sẽ xuất hiện các đốm trắng hay vàng ở trên lá. Khi tưới cần chú ý tưới cả lên lá để được hấp thụ tốt nhất.
Ánh sáng
Ánh sáng đối với cây vạn niên thanh là rất quan trọng. Chúng ảnh hưởng đến độ bền của cây. Do đó, cần đặt cây ở những nơi có nhiều ánh sáng chiếu được đến như phòng khách, lễ tân, các cửa sổ, hành lang và các sảnh rộng… Khi cây thiếu ánh sáng sẽ vàng lá và chết dần chết mòn.
Bón phân
Khi cây trong thời kỳ phát triển nên bón phân đạm để cây nhanh lớn. Khi cây đã qua giai đoạn này rồi thì hạn chế hơn để giữ vóc dáng cho cây tốt.
Vị trí
Cây ưa bóng mát do đó bạn nên trồng cây ở những nơi mát mẻ, thoáng đáng để chúng phát triển tốt nhất. Hạn chế cho cây ra ngoài ánh nắng quá nhiều.
Làm sạch lá
Chú ý làm sạch lá hàng ngày để ngăn chặn sự tấn công của sâu bọ. Cây sinh trường tốt ở nhiệt độ dưới 26 độ.
Điểm cần chú ý về Vạn Niên Thanh
Mặc dù cây vạn niên thanh có rất nhiều các lợi ích và có ý nghĩa phong thủy tốt nhưng cây Vạn niên thanh lại có khá nhiều độc tố. Chúng có thể gây ra các trường hợp dị ứng, gây ra bỏng, rát cổ lưỡi khi ăn phải lá. Chúng còn gây tác dục nổi mẩn, chảy nước dãi, phù nề, nguy hiểm đến tính mạng đặc biệt là trẻ nhỏ.
Do đó nên để ở các vị trí trẻ nhỏ khó tiếp cận được. Không nên trồng cây Vạn niên thanh trong phòng kín quá, đặc biệt là phòng ngủ.
Trên đây là toàn bộ các kiến thức về cây Vạn niên thanh. Hy vọng sẽ giúp được các bạn có thêm nhiều kiến thức và chú ý khi sử dụng loại cây này. Hãy chia sẻ để mọi người cùng nắm được các thông tin quan trọng về cây vạn niên thanh nhé!