

Xuyên tâm liên là một cây thuôc gắn bó với tủ thuốc gia đình, trạm xá hay một số bệnh viện ở nước ta. Theo y học cổ truyền xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, có tác dụng tiêu thũng, hoạt huyết, thanh nhiệt giải độc và nó được dùng để thay thế kháng sinh cho một số bệnh. Hãy cùng nhau tìm hiểu về công dụng của cây thuốc này với cuộc sống của con người.
Xuyên tâm liên là gì?
Dược liệu xuyên tâm liên (Andrographis paniculata)
- Tên khác : Lam khái niên, cây lá đắng, công cộng, nhất kiến kỷ, nguyên cộng…
- Tên khoa học : Andrographis paniculata, họ Ô rô.
Xuyên tâm liên là loại cây thân thảo sống khoảng 1 – 2 năm, có thể cao từ 30 – 100 cm, mọc thẳng, thân phân nhiều nhánh, mọc theo nhiều hướng. Lá mọc đối dài khoảng 4 – 6cm, cuống ngắn, hoa nhỏ mọc theo chùm, có màu trắng tinh khôi điểm thêm chút màu hường, mùa hoa khoảng tháng 9 – 12. Quả nang dài, hạt thuôn dài có hình trụ, màu nâu nhạt, mùa quả tháng 1 – 2.
Xuyên Tâm Liên – thuốc kháng sinh tự nhiên
- Thành phần hóa học
Trong cây và lá xuyên tâm liên có chứa các axit hữu cơ, tanin, đường, chất nhựa… Trong lá có các hoạt chất andrographolide khoảng 1,5 %, deoxyandrographolide khoảng 0,1%, neoandrographolide khoảng 0,2%, ngoài ra còn có panicolide, andrographan… Rễ chứa mono-O-methylwithtin, panicolin, andrographan, toàn thân chứa 14-deoxy-11-oxoandrographolide và các panniculide A, B, C.
Vùng phân bố của xuyên tâm liên
Xuyên tâm liên có nguồn gốc từ Sri Lanka và Ấn độ, hiện nay được phân bố rộng rãi ở Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Việt Nam, Philippin, Indonesia, Australia, miền nam Trung Quốc. Xuyên tâm liên chủ yếu được trồng hoặc mọc ngoài tự nhiên, được người dân sử dụng nhiều để trị bệnh viêm nhiễm và được dùng trước khi sử dụng thuốc kháng sinh. Ở Việt Nam hiện nay, xuyên tâm liên được trồng ở rất nhiều nơi, phân bố rộng khắp. Xuyên tâm liên là cây ưa sáng, ưa mọc trên đất ẩm, nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng và phát triển tốt khoảng 22 – 26 oC, lượng mưa 1500 – 2500 mm/năm.
Công dụng của xuyên tâm liên :
Theo y học cổ truyền
Xuyên tâm liên dùng để điều trị viêm dạ dày, viêm ruột, cảm mạo, viêm amidan, trị lị cấp tính, viêm phổi, rắn độc cắn.
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, xuyên tâm liên được dùng để trị ho cấp và mãn tính, viêm họng, viêm thanh quản, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, mụn nhọt, loét lưỡi, cảm cúm, sốt, ỉa chảy, lị, rắn cắn.
Ở một số nước như Thái Lan, Campuchia xuyên tâm liên còn được dùng để chữa rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, lậu, ho gà, tăng huyết áp, bệnh gan…
Ở mỗi quốc gia lại dùng Xuyên Tâm Liên một cách khác nhau
Theo y học hiện đại
Dịch chiết từ cây xuyên tâm liên có chưa hàm lượng androgapholid có tác dụng ức chế phản ứng viêm trên thí nghiệm gây phù bàn chân chuột bằng kaokin…
Tác dụng giảm đau với chuột bạch gây đau bằng tiêm phúc mạc dung dịch axit acetic 0,6%.
Trên thử nghiệm lâm sàng, xuyên tâm liên có tác dụng điều trị cảm sốt, ho, viêm xoang và phòng cảm lạnh.
Tác dụng hạ áp đáng kể với dịch chiết phân đoạn butanol, tác dụng còn phụ thuộc vào hàm lượng trên huyết áp tâm thu.
Ức chế sự tạo thành các yếu tố đông máu trên người.
Giảm sơ vữa động mạch mạch đối với thỏ có chế độ ăn giàu dinh dưỡng, nhiều cholesterol.
Tác dụng chống tiêu chảy do ức chế sự tiết dịch của niêm mạc đường ruột của người.
Ức chế một số chủng vi khuẩn : Staphylococcus aureus, Mycobacterium tuberculosis…
Xuyên tâm liên được thử nghiệm an toàn khi điều trị về bệnh viêm phế quản cấp và mãn tính, có tác dụng tốt trong điều trị lao phổi.
Một số bài thuốc từ cây xuyên tâm liên
- Dùng hàng ngày giúp thanh nhiệt, giải trừ độc tố: Mỗi ngày dùng 30 g cây khô đun nước uống.
- Rượu bổ: Rễ cây xuyên tâm liên 200 g, phơi khô, tán nhỏ, lô hội 30 g, cho vào bình chứa 1 lít rượu 40 độ, ngâm trong vòng 1 tuần là có thế sử dụng. mỗi ngày dùng 1 chén nhỏ trong những trường hợp kém ăn, yếu mệt.
- Điều trị ho do lạnh: Xuyên tâm liên 12 g, cam thảo 8 g, tang bạch bì 10 g, địa cốt bì 10 g. Tất cả cho vào nồi, đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát, chia làm 2 bát uống trong ngày, uống lúc còn ấm, sử dụng trong 5 ngày.
- Điều trị đau đầu, cảm mạo: Xuyên tâm liên phơi khô, tán thành bột mịn, mỗi ngày sử dụng 2 g pha bằng nước ấm dùng trong 5 ngày, sau đó ăn cháo nóng.
Xuyên Tâm Liên khô dùng trong nhiều vị thuốc
- Điều trị nhọt, rôm sảy, lở ngứa: Lá xuyên tâm liên tươi một nắm giã nát với rượu, dùng để xoa bóp hay đắp tại chỗ. Kết hợp uống thuốc sắc : Sài đất, kim ngân hoa, lá tre, bèo cái, lá trắc bá, mỗi thức một nắm nhỏ sắc đặc uống hàng ngày trong vòng 1 tháng, dùng đến khi khỏi.
- Hỗ trợ chữa viêm phế quản: Xuyên tâm liên, huyền sâm, mạch môn mỗi thứ 12 g, cam thảo, vỏ quýt để khô mỗi thứ 4 g. Sắc đặc chia làm 3 lần uống trong ngày, dùng khoảng 9 ngày.
- Điều trị viêm xoang mãn, viêm phổi: Xuyên tâm liên 15 g, củ bách bộ 10 g, củ mạch môn khô 10 g, kim ngân hoa 10 g. Dùng 1 lít nước để đun uống trong ngày, dùng liên tục trong một tuần.
- Điều trị kiết lị, viêm nhiễm đường tiêu hóa: Xuyên tâm liên 20 g, khổ sâm 10 g đun với 1,5 lít nước uống trong ngày.
- Điều trị viêm gan cấp tính: Xuyên tâm liên 25 g, cây an xoa 15 g, cây xạ đen 15 g đun với 1 lít nước uống hàng ngày.
- Điều trị viêm gan B: Xuyên tâm liên 15 g, cây xạ đen 15 g, cà gai leo 25 g đun với 1,5 lít nước uống hàng ngày. Bệnh nhân uống liên tục trong vòng 3 tháng.
- Điều trị rắn độc cắn: Dùng lá xuyên tâm liên tươi giã nát đắp vào vết cắn. Sử dụng thân và lá cây đun nước uống.
Những lưu ý trước khi dùng xuyên tâm niên
- Theo đông y, những người tỳ vị hư hàn không nên dùng.
- Khi dùng cho phụ nữ có thai và cho cho con bú cần chú ý về độ an toàn vì hiện chưa có nghiên cứu đầy đủ để kết luận độ an toàn của xuyên tâm liên cho phụ nữ có thai và cho con bú. Bạn có thể dùng cho trẻ nhỏ dưới sự theo dõi của bác sĩ.
- Nếu bạn đang sử dụng thuốc chống đông máu, thuốc làm giảm huyết áp và các thuốc kháng tiểu cầu, xuyên tâm liên có thể làm tăng tác dụng của thuốc này.
- Xuyên tâm liên có chất chống oxi hóa và có thể làm giảm tác dụng của một số lại thuốc hóa trị liệu, sử dụng trong thời gian dài có thể làm giảm tác dụng của thuốc ức chế miễn dịch.
Trên đây là một số công dụng và cách sử dụng xuyên tâm liên “ khánh sinh tự nhiên của mọi nhà”. Hi vọng bài viết có thể giúp bạn tìm ra một bài thuốc đơn giản, dễ kiếm, giá thành phải chăng để phục vụ cuộc sống của bạn.